Người lao động trong các doanh nghiệp vẫn làm việc hết mình dù mức lương thưởng thấp.

Người lao động trong các doanh nghiệp vẫn làm việc hết mình dù mức lương thưởng thấp.

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối năm người lao động ở các doanh nghiệp lại xôn xao phỏng đoán về mức lương, thưởng trong dịp Tết. Người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên niềm hy vọng vào khoản thưởng Tết cũng hết sức mong manh. Làm việc ở Công ty TNHH Ban Đai- Việt Nam, chị Phương luôn luôn trong tình trạng chạy đua với thời gian, làm việc hết mình để có được mức thu nhập khoảng trên 3 triệu đồng/ tháng.

 

Năm hết, tết đến có nhiều thứ cần phải mua săm, giá cả lại leo thang chị mong có thêm nguồn thu nhập để trang trải. Thế nhưng Tết Dương lịch đã trôi qua, người lao động không được 1 đồng tiền thưởng, không biết dịp Tết Nguyên đán có được vài trăm ngàn đồng để làm nguồn động viên, khích lệ. Thực tế, số người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có suy nghĩ như chị Phương không phải là ít vì ít nhiều họ cũng đã thấu hiểu được tình trạng khó khăn chung của hệ thống các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN có quy mô vừa và nhỏ.

 

Theo Thống kê của Sở KH&ĐT, trong năm 2012, toàn tỉnh có 870 doanh nghiệp (tương ứng với 43%) tổng số doanh nghiệp trên địa bàn có doanh thu hoạt động SX-KD. Trong đó, số doanh nghiệp SX-KD có lãi là 553 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 27%. Một con số không hề khiêm tốn là 35,36%/tổng số 2.019 DN trên địa bàn bỏ địa chỉ kinh doanh, đang tạm ngừng hoặc không còn hoạt động.  Theo đó, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng, trong năm đã có thêm 324 người đăng ký thất nghiệp và 826 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Với số lượng lớn người lao động còn trụ lại để giữ việc làm ở các DN, mức thu nhập cũng ở mức trung bình, hoặc thấp. Theo khảo sát của Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2012, mức lương bình quân của Công ty TNHH  một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khoảng 4,2 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất 1,5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước thu nhập bình quân  2,4 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp dân doanh và DN FDI có mức lương bình quân trên 2,6 triệu đồng/người/ tháng, đặc biệt có doanh nghiệp dân doanh trả lương cho người lao động ở mức 1 triệu đồng/người/tháng. Với tình trạng khó khăn chung này rõ ràng người lao động không mấy kỳ vọng vào khoản thưởng Tết nhỏ nhoi vài trăm ngàn đồng, chứ chưa nói đến tháng lương thứ 13.

 

Số liệu tổng hợp về kế hoạch thưởng Tết dương lịch, âm lịch năm 2013 ở các DN cho thấy: Trong số 15 công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn có mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất 400.000 đồng/ người và thưởng Tết âm lịch cao nhất 3 triệu đồng/người. Tuy nhiên có một số công ty không thưởng Tết Dương lịch và thưởng tết âm lịch 100.000 đồng/người. Đối với 12 DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, mức thưởng bình quân cho Tết Dương lịch 45.000 đồng/người (có công ty không thưởng), Tết âm lịch có DN thưởng 2 triệu đồng/người nhưng cũng có DN không thưởng. Khảo sát ở 231 doanh nghiệp dân doanh, có doanh nghiệp thưởng Tết dương lịch 7,5 triệu đồng/người nhưng cũng không ít doanh nghiệp thưởng 50.000 đồng/người; Tết âm lịch mức thưởng bình quân 1.580.000 đồng/ người. Đối với các DN FDI, Tết Dương lịch thưởng cao nhất 300.000 đồng/người và thấp nhất 100.000 đồng/người; Tết âm lịch, mức thưởng trung bình 2.488.000 đồng/người. Thực tế, mức thưởng và cách thưởng này đã được các DN trên địa bàn duy trì từ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2012 vì tình trạng kinh tế khó khăn đã kéo dài nên có DN còn giữ được quy định thưởng Tết để động viên người lao động nhưng có DN đã lâm vào tình trạng nợ thuế, nợ BHXH, việc cắt đi khoản thưởng Tết là lẽ đương nhiên.

 

Lương thấp lại không thể kỳ vọng nhiều vào khoản thưởng Tết, nên phần lớn người lao động trong các DN phải thực hiện giải pháp căn cơ để có một cái Tết tiết kiệm nhưng vui vẻ cho gia đình. Mọi hy vọng của người  lao động đang hướng về Nghị định số 103/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động với mức lương được cải thiện trong những ngày đầu năm mới 2013.       

 

 

                                                                           Thuý Hằng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục