Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm.

Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm.

(HBĐT) - Những năm qua, cán bộ, hội viên Hội Đông y huyện Cao Phong đã dành nhiều tâm sức nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua việc đưa các bài thuốc, vị thuốc nam, thuốc dân tộc, phương pháp điều trị, y thuật phục vụ người bệnh cả ở trong và ngoài tỉnh. Với tổng số 12 chi hội, Hội đã thu hút với 136 hội viên tham gia, hoạt động chủ yếu trong khám, chữa bệnh, lấy thuốc tại nhà và có thêm 1 khoa Đông y tại Bệnh viện Đa khoa huyện.

 

Thực hiện phương châm “Thuốc tại vườn, thầy tại nhà, chữa bệnh tại chỗ”, cán bộ, hội viên toàn Hội đã chấp hành Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân, sử dụng vườn cây thuốc nam tập trung của Hội và tại nhà hội viên để chữa trị, chăm sóc người bệnh. Quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, toàn Hội hiện có 6 cán bộ là bác sĩ, 24 y sỹ, 12 y tá trung học và 94 hội viên là những người làm thuốc gia truyền tại các chi hội, thôn, xóm và KDC. 100% cán bộ, hội viên đảm bảo trình độ về y thuật, chuyên môn. Nhiều hội viên còn phát huy tinh thần tự học, tự trau dồi qua thực tiễn khám - chữa bệnh, bốc thuốc và trao đổi kinh nghiệm. Hàng trăm bài thuốc hay, cây thuốc quý của dân tộc, địa phương đã được cán bộ, hội viên trong Hội đã thừa kế, sưu tầm như bài thuốc chữa bỏng, chữa đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, tê liệt, động kinh, bài thuốc chữa rắn cắn, rết cắn, chữa chốc lở, viêm cơ, sâu quảng, khớp, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt do viêm gan, chữa sỏi thận, viêm tắc tuyến sữa, sa dạ con… Đặc biệt, có 7 bài thuốc tiêu biểu đã được giới thiệu và đăng tải trên tạp chí Đông y của tỉnh và được người dân xa, gần áp dụng rộng rãi, hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

 

Đặc biệt là phong trào trồng, chế biến cây thuốc nam với phương châm “thuốc gần người bệnh” đã được duy trì, phát động sâu rộng ở các chi hội. Đến nay, 10/12 chi hội có vườn cây thuốc đông y tại trạm y tế xã dùng cho việc chữa trị các loại bệnh khác nhau. Các chi hội đã tích cực sưu tầm các loại cây thuốc quý đưa về trồng tập trung với tổng số 60 loại cây thuốc như: hương nhu, sài đất, quế, xả, địa liền, tảo quả, sa nhân, xạ đen, xạ càng, tam thất, hà thủ ô… dùng chữa 9 nhóm bệnh giúp vườn thuốc nam của các chi hội ngày càng phong phú, đa dạng. Tiêu biểu như vườn thuốc của các chi hội Nam Phong, Tân Phong, Thu Phong, Xuân Phong…  Không chỉ sưu tầm, khai thác các loại dược liệu sẵn có trong tự nhiên, hội viên còn coi trọng việc trồng, duy trì nguồn dược liệu quý tại vườn nhà làm nên các phương thuốc gia truyền.      

 

Công tác khám - chữa bệnh từ thiện, nhân đạo, khám, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách cũng được Hội đẩy mạnh, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống tương thân - tương ái, đạo lý uống nước nhớ nguồn và thúc đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe. Từ năm 2007 đến nay, hội viên các chi hội đã khai thác trên 13.100 thang thuốc, hàng nghìn miếng cao từ nguyên liệu nam dược cung cấp ra thị trường phục vụ nhân dân. Hội đã tổ chức khám, điều trị bằng thuốc nam, thuốc dân tộc cho gần 15.000 lượt người bệnh, điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt cho hơn 5.100 bệnh nhân. Nhận thức được vai trò của cây thuốc nam trong chữa trị bệnh, hầu hết các hộ dân trong toàn huyện đã trồng một số loại cây dược liệu ngay tại vườn nhà để phục vụ việc chữa trị các loại bệnh thông thường.

 

 

                                                                                   Đỗ Hà

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục