Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc đảm bảo VSATTP tại nhà hàng kinh doanh ăn uống ở thị trấn Bo (Kim Bôi).

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc đảm bảo VSATTP tại nhà hàng kinh doanh ăn uống ở thị trấn Bo (Kim Bôi).

(HBĐT) - Đang trong cao điểm mùa cưới, mùa lễ hội, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là thực trạng đáng lưu tâm bởi trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số ca ngộ độc tập thể sau ăn cỗ cưới, cỗ do các xóm tự tổ chức nấu.

 

Năm 2012, tại các huyện Yên Thủy, Mai Châu cũng xảy ra các vụ ngộ độc thức ăn tương tự, số lượng người mắc từ hơn 10 người cho đến trên 100 người/ vụ. Các vụ ngộ độc thức ăn đã được phát hiện và cứu chữa kịp thời, không có ca bệnh tử vong song đây là thực tế lo ngại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và cả cộng đồng.

 

Gần đây nhất là ca ngộ độc thực phẩm sau ăn cỗ cưới trên địa bàn thị trấn Mai Châu (Mai Châu) vào trung tuần tháng 12/2012. Theo kết quả thống kê, có khoảng 160 thực khách sau ăn đã bị ngộ độc. Ngoài một số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhẹ, điều trị tại gia đình, nhiều ca đã phải cấp cứu tại trạm y tế. Trong đó có 1 trường hợp ngộ độc nặng (trụy mạch) gây khó khăn trong công tác chữa trị và phải mất một thời gian khá lâu mới bình phục được. Qua lấy mẫu xét nghiệm, một trong số thực phẩm được chế biến đã bị nhiễm tụ cầu khuẩn.

 

Theo ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, tụ cầu kém bền vững với nhiệt. Với vi khuẩn, các phương pháp chế biến thông thường đều diệt được dễ dàng nhưng độc tố tụ cầu chịu nhiệt rất cao, cao hơn các độc tố vi khuẩn khác. Ngoài đặc tính chịu nhiệt, độc tố tụ cầu cũng rất bền vững với các men phân giải protein, rượu cồn, formaldehyt. Thời gian ủ bệnh của ngộ độc do tụ cầu khoảng 1 - 6h. Muốn khử độc tố tụ cầu, phải đun sôi thức ăn ít nhất 2h. Thời kỳ phát bệnh, bệnh nhân hay gặp các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau bụng quặn và tiêu chảy nhiều, mạch nhanh, có trường hợp sốt nhẹ. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau vài ngày.

 

Có một thực tế là sau xảy ra các vụ ngộ độc thức ăn tập thể, người bị ngộ độc thường phải tự gánh chịu mọi chi phí thuốc men, ít có sự hỗ trợ từ phía cơ sở nấu bởi gọi là cơ sở chế biến nhưng thực chất là một nhóm người tổ chức thành tổ chuyên nấu ăn của xóm, xã hay như vụ ngộ độc sau ăn cỗ cưới ở xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), nhà hàng nơi gia chủ đặt làm cỗ cũng chỉ trả chi phí thuốc men cho tổng số ca mắc với khoảng 10 triệu đồng. Về góc độ quản lý, cơ quan chức năng đã nỗ lực tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở, bếp ăn tập thể tham gia các đợt tập huấn VSATTP nhằm trang bị những kiến thức cần thiết phòng tránh ngộ độc cho cộng đồng.

 

Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc tập thể, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân khi đặt cỗ, tiệc thực phẩm phải lựa chọn các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, điều kiện ATVSTP và có hợp đồng ràng buộc rõ ràng đề phòng nếu xảy ra rủi ro, ngộ độc sẽ đảm bảo căn cứ cần thiết yêu cầu cơ sở có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ chi phí thuốc men…

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục