Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an tỉnh) hướng dẫn sử dụng thiết bị PCCC cho cán bộ BQL di tích huyện Lạc Thủy.  Ảnh: C.L

Cán bộ phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an tỉnh) hướng dẫn sử dụng thiết bị PCCC cho cán bộ BQL di tích huyện Lạc Thủy. Ảnh: C.L

(HBĐT) - Để thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ATVSLĐ- PCCN cho người lao động, Ban chỉ đạo ATVSLĐ tỉnh, cụ thể là ngành LĐ-TB&XH và LĐLĐ tỉnh đã luôn có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời. Theo đó, công tác tuyên truyền, giáo dục đã được thực hiện sâu rộng trong tất cả các cơ quan, đơn vị, DN, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành cho mọi người, đơn vị.

 

Hàng năm, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức tuyên truyên truyền, tập huấn, tư vấn cho hàng ngàn lượt công nhân, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý DN, an toàn viên. Trong năm, toàn tỉnh đã triển khai 2 dự án và tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATVSLĐ - PCCN cho lãnh đạo các xã, thị trấn, mở 11 lớp huấn luyện nghiệp vụ ATVSLĐ cho 550 cán bộ quản lý các cơ quan, DN, đơn vị SX-KD. Thông qua các buổi tuyên truyền tập huấn, những kiến thức cơ bản để phòng - chống tai nạn lao động, phòng - chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn và sơ cấp cứu khi có tai nạn lao động xảy ra đã đến với người lao động. Đặc biệt, các văn bản pháp lý có liên quan đến chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng đã được tuyên truyền rộng rãi đến người lao động. Công tác tuyên truyền, vận động đã tạo hiệu ứng tốt trong các cơ quan, đơn vị. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã quan tâm đến chế độ bảo hộ cho người lao động, bệnh nghề nghiệp.    

    

Song song với các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động và các DN, Ban chỉ đạo ATVSLĐ các cấp trong tỉnh cũng đã nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát tại các DN, cơ sở SX-KD trên địa bàn, đặc biệt là các DN có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn cao. Kiểm tra việc niêm yết nội quy, biển báo, biển hiệu, thiết bị vật tư, dụng cụ trang thiết bị bảo hộ phục vụ công tác an toàn lao động, phòng - chống cháy, nổ đúng nơi quy định nhằm  nắm bắt những vấn đề còn hạn chế, tiếp tục hướng dẫn các đơn vị SX-KD thực hiện vấn đề này hiệu quả hơn và kịp thời  răn đe, xử phạt đối với những đơn vị cố tình không chấp hành.

 

Nhờ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kịp thời, nhận thức của người lao động và các chủ sử dụng lao động đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 95% DN nắm vững và thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ-PCCN, nhiều DN đã trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động, thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Trong năm có 31 DN đã đăng ký nội quy lao động, 43 DN ký thỏa ước lao động tập thể, 52 DN xây dựng thang bảng lương cho công nhân theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 8 vụ mất an toàn lao động. Trong đó, chủ yếu là các ngành nghề về xây dựng dân dụng, khai thác mỏ và trong các doanh nghiệp tuyển dụng công nhân theo thời vụ nên rất khó quản lý, cũng như tập huấn an toàn lao động.

 

Đó cũng chính là vấn đề đặt ra trong công tác ATVSLĐ - PCCN hiện nay. Nhằm phát động, tuyên truyền sâu rộng công tác ATVSLĐ-PCCN đến người lao động, Ban chỉ đạo ATVSLĐ - PCCN tỉnh xác định tiếp tục đẩy mạnh việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, trang bị kiến thức, phương tiện bảo hộ lao động cho các đơn vị SX-KD có tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn lao động phòng - chống cháy, nổ và bệnh nghề nghiệp như các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng, vận tải điện... tăng cường  văn hóa an toàn lao động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành của người lao động, chủ doanh nghiệp trong thực hiện ATVSLĐ - PCCN.

 

 

                                                                     Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục