Dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư tại trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) đang được triển khai xây dựng.

Dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư tại trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) đang được triển khai xây dựng.

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp đang gấp rút triển khai xây dựng khu vực bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) thu hút sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Theo đó, nhiều người cho rằng không thích hợp, còn nhiều người đến đăng ký, làm thủ tục mua nhà và lựa trọn căn hộ.

 

Dự án Nhà ở xã hội Dạ Hợp tại khu vực phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình được gấp rút triển khai xây dựng với quy mô cao 12 tầng, gồm 220 căn hộ rộng từ 42 - 69,95 m2; diện tích sàn tầng hầm 1.898 m2; diện tích sàn thương mại 1.452 m2. các căn hộ tùy thuộc vào diện tích có giá bán từ 330 triệu đến trên 550 triệu đồng/căn hộ.

 

Theo bà Vũ Thị Hợp, Giám đốc Công ty CP thương mại Dạ Hợp, chủ đầu tư dự án, từ đầu tháng 4, Công ty đã mở bán đợt 1 căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội. Tính đến nay, hàng chục người có nhu cầu đến đăng ký và nộp tiền đặt cọc với mức thu ban đầu là 50 triệu đồng. Công ty sẽ hoàn tất thủ tục và triển khai trình các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất đảm bảo quyền lợi cho người đăng ký mua nhà ở xã hội. Cũng theo bà Vũ Thị Hợp, phấn đấu đến cuối năm 2014, Công ty sẽ hoàn thiện xong toàn bộ cơ sở hạ tầng dự án, đảm bảo cho người mua nhà ở xã hội được sử dụng trước Tết Nguyên đán 2015.

 

Tìm hiểu về nhu cầu mua nhà ở xã hội trên địa bàn, một số người còn đắn đo cho rằng việc mua nhà ở xã hội hiện nay là không hợp lý với lập luận nếu có vài trăm triệu đồng có thể mua được một mảnh đất nào đó, sau đó làm nhà ở tạm xem chừng tiện hơn. Tuy nhiên, theo cách tính này thì một hộ gia đình phải có từ 500 -  700 triệu đồng mới có đủ khả năng.

 

Theo anh Nguyễn Văn Tuấn ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) - một trong số những người đã nộp tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội cho rằng, với giá khoảng 8,6 triệu đồng/m2, Nhà nước cho nộp tiền gốc trước 20%, tính ra vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng, số tiền còn lại ngân hàng sẽ cho vay, tính lãi từ 5 - 6%/năm. Cùng với trả gốc và lãi trong vòng 15 năm xem ra hợp lý với hoàn cảnh kinh tế cũng như điều kiện về nhu cầu nhà ở.

 

Ngoài ra, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhất là khu vực thành phố cũng được nhiều cán bộ, công chức đang làm việc trên địa bàn quan tâm. Chị Hà, một cán bộ thuộc một cơ quan trên địa bàn khi được hỏi cho biết, do hoàn cảnh gia đình cách xa nơi làm việc lại ở cùng nhà bố mẹ nên nghe tin mở bán nhà ở xã hội đã đến đăng ký làm thủ tục để được mua trong đợt đầu. Cũng theo chị Hà, nhiều người vì hoàn cảnh nhà một nơi, công tác một nơi nên vay mượn bạn bè, người quen để có chỗ ở lâu dài.

 

Một số người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cho rằng, trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có một dự án duy nhất. Hơn nữa, dự án này cũng chỉ có trên 200 căn hộ. Nếu gia đình nào có nhu cầu về nhà ở  kinh tế eo hẹp có thể mua sẽ hợp lý. Nhiều khả năng khi khu nhà đã kín người đăng ký, rất khó cho người thu nhập thấp tính toán việc tìm nhà với giá cả phải chăng tại đây. Thực tế cũng mở hướng cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại các khu đô thị trong thời gian tới để kịp thời đáp ứng  nhu cầu người tiêu dùng có thu nhập thấp. 

 

 

 

                                                                       Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục