Người tâm thần lang thang trên đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TPHB) cầm theo gậy, nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho cộng đồng.

Người tâm thần lang thang trên đê Đà Giang, phường Đồng Tiến (TPHB) cầm theo gậy, nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm cho cộng đồng.

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội (PCBXH), đến hết tháng 8, tại 133 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố có 1.881 bệnh nhân tâm thần, 903 bệnh nhân động kinh, 162 bệnh nhân trầm cảm. Đây chưa phải là số liệu trong toàn tỉnh mà chỉ tại các địa phương nằm trong Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ). Dự án được triển khai trong những năm qua và đạt kết quả nhưng dường như khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng.

 

Gia tăng bệnh nhân tâm thần

 

Thống kê sơ bộ của Trung tâm PCBXH cho thấy, tình trạng người tâm thần gây án đang ở mức khá báo động. Riêng 9 tháng của năm 2014 đã có 5 vụ án giết người do người tâm thần gây ra. Trong đó, 3 trường hợp ở huyện Lạc Sơn, 1 trường hợp ở huyện Đà Bắc, 1 trường hợp ở huyện Mai Châu. Đó là chưa kể tình trạng người tâm thần gây rối tại cộng đồng và nạn lạm dụng tình dục phụ nữ tâm thần, gây ra những trường hợp mang thai đầy thương tâm, oái oăm.

 

Trưởng khoa Tâm thần, Trung tâm PCBXH Vũ Trung Thành cho biết: Trong 1.881 bệnh nhân tâm thần có 1.169 bệnh nhân dùng thuốc đều, 203 trường hợp dùng thuốc không đều, 509 trường hợp bỏ trị. Kết quả, 1.713 bệnh nhân ổn định, 24 bệnh nhân rối loạn hành vi, 144 bệnh nhân mãn tính. Ở nhóm bệnh nhân động kinh có 24 trường hợp rối loạn hành vi, 49 trường hợp mãn tính. Bệnh nhân mãn tính là những trường hợp dùng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, ý thức lờ mờ, không chủ động... Bệnh nhân rối loạn hành vi và mãn tính là 2 đối tượng dễ bị kích động dẫn đến gây án.

 

Bệnh tâm thần là do hoạt động não bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tác phong, hành vi, tình cảm. Môi trường xã hội càng căng thẳng, rối roạn tâm thần càng tăng. Bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính. Người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đáng chú ý những năm gần đây, số lượng bệnh nhân tâm thần phát hiện mới trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2013 tăng 272 trường hợp so với năm 2012; năm 2014 tăng trên 300 trường hợp so với năm 2013. Khảo sát của Bệnh viện tâm thần T.Ư tại phường Thịnh Lang (TPHB) năm 2010 và xã Dũng Phong (Cao Phong) năm 2013 có 2,8% dân số mắc bệnh trầm cảm, được lập danh sách làm bệnh án điều trị. Số liệu này khá trùng khớp với khảo sát trên toàn quốc về 10 bệnh tâm thần thường gặp: tâm thần phân liệt 0,47%, chấn thương sọ não 0,51%, chậm phát triển tâm thần 0,63%, mất trí tuổi già 0,88%, trầm cảm 2,8%, lo âu 2,6%, rối loạn hành vi thanh - thiếu niên 0,9%, lạm dụng rượu 5,3%, nghiện ma túy 0,3%. Song, hiện Trung tâm chỉ quản lý được 3 bệnh: tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh tại các xã thuộc dự án.

 

Khó khăn chồng khó khăn

 

Trong khi số bệnh nhân tâm thần ngày càng gia tăng, kinh phí chương trình MTQG năm 2014 lại bị cắt giảm đến 70%. Năm 2013 được T.Ư cấp 1.180 triệu đồng, năm 2014 chỉ được cấp 400 triệu đồng. Nếu bệnh nhân tâm thần không được dùng thuốc trung bình 2 viên/ngày sẽ không thể lường hết những vấn đề liên quan có thể xảy ra. Trước vấn đề đó, UBND tỉnh đã cấp 500 triệu đồng cho Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng. Theo Trưởng khoa Tâm thần Vũ Trung Thành, kinh phí đó chỉ dành mua thuốc duy trì cho những bệnh nhân đang điều trị. Vì cắt giảm nên đành phải mua những loại thuốc rẻ tiền hơn (Haloperidol 1,5 mg, Aminazin 25 mg, Levome pomazine  25 mg), không được  các loại thuốc như trước đây (Olanzapin 10 mg, Depakin 200 mg). Công tác khám, phát hiện thụ động chưa thể triển khai trong toàn tỉnh do có huyện chưa bố trí được cán bộ, không đủ thuốc cấp cho các đối tượng thuộc các xã nằm ngoài dự án. Cán bộ chuyên trách huyện, xã, y tế thôn, bản còn kiêm nhiệm nhiều, trình độ chuyên môn về tâm thần có hạn. Công tác BVSKTTCĐ chưa được một số địa phương quan tâm đúng mức, phát hiện thụ động hầu như chưa có, thiệt thòi cho những người không may mắc bệnh. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng kỳ thị, xa lánh bệnh nhân và người nhà. 

 

Mặt khác, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở điều trị riêng cho bệnh nhân tâm thần mà chủ yếu được cấp phát thuốc, theo dõi điều trị tại gia đình. Chỉ khi có các biểu hiện hung hăng, quậy phá gia đình mới đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện làm việc đó mà vẫn còn trình trạng nhốt, xích người tâm thần trong cũi, xó nhà. Bệnh viện cũng không có khu điều trị riêng và thực tế đã có những phiền toái. Ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng I cũng chỉ có khoa thần kinh - cơ xương khớp với 30 giường. Bác sĩ Đào Xuân Lương cho biết: Khoa chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa định hướng tâm thần. Có những bệnh nhân vào điều trị không kiểm soát được hành vi làm náo loạn cả bệnh viện. Đây là vấn đề xã hội cần được sự quan tâm, vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, người dân.            

                                 

 

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục