Kiểm soát dịch tại sân bay.

Kiểm soát dịch tại sân bay.

Trước tình hình dịch bệnh MERS-CoV lan rộng ở các quốc gia Châu Á (nhất là Hàn Quốc), chia sẻ với báo chí về nguy cơ dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào nước ta, Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dịch bệnh có thể xảy ra nếu chúng ta không chủ động phòng chống. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cũng nói rằng, nhân dân cũng không nên quá hoang mang. Đến nay, Bộ Y tế đã chuẩn bị khá kỹ cả về yếu tố chuyên môn, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh, sẵn sàng đối phó khi dịch bệnh xuất hiện.

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến, ngay từ năm 2012 khi dịch bệnh MERS-CoV bắt đầu xuất hiện tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế đã có kế hoạch phòng dịch. Hiện tại, Bộ Y tế cũng đã đề ra kịch bản phòng chống dịch bệnh MERS-CoV với ba tình huống. Trước tiên là đưa ra được thông điệp đối với người dân về cách phòng bệnh, khuyến cáo người dân không nên du lịch hoặc làm ăn ở Trung Đông trong thời gian này, đồng thời cần hạn chế đến Hàn Quốc. Kiểm dịch ở cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là ở cửa khẩu hàng không phải tiến hành hết sức chặt chẽ với tất cả các khách du lịch đi từ Trung Đông và Hàn Quốc đến. Khai báo với bác sĩ trong vòng 14 ngày nếu người bệnh nghi ngờ mắc bệnh khi đi từ vùng có dịch trở về.

Cùng với việc ban hành kế hoạch phòng chống khẩn cấp dịch bệnh MERS-CoV, Bộ Y tế cũng đã gửi Công văn chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường giám sát, phát hiện sớm những ca bệnh đầu tiên; từ đó cách ly, khu trú, dập tắt dịch ngay từ đầu.

Được biết, hiện nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có hai phòng thí nghiệm được WHO công nhận đạt chuẩn quốc tế có thể xét nghiệm, chẩn đoán được virus Corona, khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, khó khăn lớn nhất là phát hiện ca đầu tiên vì triệu chứng ban đầu gần như triệu chứng thông thường khác của đường hô hấp. Tốc độ bệnh lây lan tại Hàn Quốc là rất nhanh và rất đáng lo ngại, nguy cơ cao lây lan cao. Vì vậy, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và áp dụng tờ khai y tế, đo thân nhiệt cho hành khách tại tất cả các cửa khẩu; tăng cường giám sát tất cả các trường hợp viêm đường hô hấp cấp nặng để tránh trường hợp bỏ sót ca bệnh; các bệnh viện cần lên phương án cấp cứu, điều trị khi có bệnh nhân và bố trí khu vực cách ly…

Trước nguy cơ lây lan dịch MERS-CoV vào Việt Nam tăng cao, ngày 3-6, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các ban ngành chỉ đạo về các biện pháp ngăn chặn dịch. Theo đó, Công điện yêu cầu: Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh MERS-CoV để thông báo kịp thời về tính nguy hiểm, nguyên nhân lây bệnh, cách thức lan truyền và phương pháp phòng, chống dịch MERS-CoV; Bộ Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV tại các cửa khẩu cũng như hướng dẫn, tập huấn, diễn tập việc theo dõi, cách ly y tế, chăm sóc y tế đối với các trường hợp mắc bệnh dịch MERS-CoV tại các cửa khẩu cũng như tại địa phương nhằm chủ động chống dịch, ngăn chặn lan rộng ra cộng đồng và hạn chế thấp nhất tử vong và số người mắc bệnh trong trường hợp có dịch nhiễm vào Việt Nam.

Công điện cũng yêu cầu, cùng với Bộ Y tế, các bộ, ngành có kế hoạch triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV lây nhiễm vào Việt Nam trên cơ sở kế hoạch phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV của Bộ Y tế.

Tính đến ngày 3-6 thế giới đã ghi nhận 1.179 trường hợp mắc bệnh MERS-CoV, trong đó có 442 trường hợp tử vong. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

 

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục