Do thời tiết nắng, nóng, Khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) quá tải, 

nhiều bệnh nhi phải nằm ghép.

Do thời tiết nắng, nóng, Khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm ghép.

(HBĐT) - Vừa lấy khăn lau người cho cháu Bùi Tuấn Khang 5 tháng tuổi, bà Nguyễn Thị Tý, ở xóm Liên, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) phàn nàn: Cách đây 1 tuần cháu có dấu hiệu ho, sốt, đưa cháu đi bệnh viện tuyến huyện bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi nặng nên phải chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của cháu đã ổn định. Những ngày vừa qua, thời tiết nắng quá nên có nhiều bệnh nhân nhập viện, vì vậy phải nằm ghép, việc sinh hoạt càng vất vả. Người lớn chăm trẻ nhỏ đã đành, khổ nhất là các cháu nhỏ vừa bệnh tật, vừa chống chọi với nắng, nóng.

 

Bên cạnh là giường bệnh của cháu Nguyễn Ngọc Sơn, hơn 4 tuổi, ở số nhà 12, tổ 17, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình). Chị Nguyễn Thị Thu Hương đang bón cho cháu từng thìa cháo, bón xong cháu lại nôn ra, chị cho biết: Tôi đưa cháu vào viện từ ngày 28/5. Cháu bị bệnh liệt nửa người từ bé, cứ trời nắng, nóng như này lại bị sốt cao và co giật, để cháu ở nhà tôi không yên tâm nên  phải đưa đến bệnh viện. Đến đây ngoài trời nắng, nóng lại còn chật chội do đông bệnh nhân. Nhìn con sốt cao liên tục lại không ăn được tôi cũng mất ăn, mất ngủ.

 

Bác sĩ Đặng Thành Chung, Phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Hiện tại, khoa có 55 giường bệnh nhưng mấy ngày nắng, nóng số lượng bệnh nhân tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày có trên 10 cháu nhập viện. Như ngày 28/5 có 15 cháu nhập viện và 81 cháu đang phải lưu trú, do vậy, nhiều phòng, giường phải ở ghép. Hầu hết các bệnh nhân sốt cao, co giật, viêm mũi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản... Nguyên nhân do nắng, nóng khiến trẻ em không thích ứng kịp, trẻ ăn ít hơn nên sức đề kháng kém, dễ nhiễm virus hơn. Do chủ quan, nhiều phụ huynh không đưa con đến bệnh viện ngay mà để ở nhà điều trị, vì thế có những trường hợp nhập viện đã trong tình trạng suy hô hấp nặng.

 

Bác sĩ Chung khuyến cáo: Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên hạn chế các cháu đi chơi ngoài trời bởi nếu đi nhiều trẻ dễ bị say nắng. Để tránh bị cảm, sau khi ra nắng, phụ huynh nên lau khô mồ hôi xong mới tắm cho trẻ. Trẻ đi chơi về đổ mồ hôi hay nằm ngủ mà để quạt trực tiếp vào người cũng rất dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, do thời tiết nóng bức thức ăn thường nhanh hỏng, các bậc phụ huynh cần cho các cháu ăn chín, uống sôi, rửa sạch tay trước khi ăn. Nếu nghi trẻ sốt ở nhà không có nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ phụ huynh cần sờ trán, thấy trán nóng lấy khăn nhúng nước ấm lau trán, háng, nách và cho trẻ mặc đồ mát thấm mồ hôi để tránh tăng thân nhiệt, dẫn đến bị sốt cao, co giật. Nếu sốt nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

 

 

                                                                                 

                                                                                     Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục