Tiêm phòng đúng lịch là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm của trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Tiêm phòng đúng lịch là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm của trẻ nhỏ (Ảnh chụp tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh).

(HBĐT) - Sau khi đưa con đi bệnh viện về chị Bùi Thị H ở huyện Cao Phong chưa hết lo lắng. Chị cho biết: Mới đầu thấy cháu có biểu hiện ho nhẹ, sau đó ngày càng tăng, chị đưa con đi khám ở phòng khám ngoài thì được chẩn đoán bị viêm phế quản. Điều trị đến 10 ngày không đỡ chị đưa cháu lên tuyến tỉnh các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc ho gà. Theo lời chị H, dù đã 2 tuổi nhưng bé nhà chị mới chỉ tiêm được một mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Sau đó vì lý do hay ốm nên trẻ chưa được tiêm thêm mũi nào nữa.

 

Bác sĩ Mai Đức Sỡi, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ thể non nớt và nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tiêm chủng rất quan trọng vì giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh. Hiện tại, các bệnh truyền nhiễm vẫn đang lưu hành ví dụ như ho gà, bạch hầu, sởi, bệnh bại liệt Việt nam đã thanh toán từ năm 2000 nhưng các nước trong khu vực bệnh vẫn lưu hành đây là yếu tố nguy cơ nếu không tiêm đúng đúng lịch. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp mắc bệnh ho gà do chưa đến lịch tiêm và chưa được tiêm chủng.  Nguyên nhân là do nhận thức về lợi ích của tiêm chủng của các bà mẹ còn hạn chế nhiều người chưa quan tâm đến việc tiêm chủng, chỉ khi có bệnh mới đến cơ sở y tế. Mặt khác các bà mẹ lo lắng khi đưa con đi tiêm chủng vì lo sợ những tác dụng phụ của thuốc và sự an toàn cho trẻ khi tiêm chủng. Các phương tiện truyền thông thường đưa các trường hợp tai biến sau tiêm chủng kể cả chưa có kết luận của hội đồng chuyên môn của ngành y tế gây hoang mang cho các bà mẹ. Do vậy để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm bố mẹ của trẻ cần đưa con đi tiêm chủng đúng lịch theo phiếu hẹn của cơ sở y tế. Để tránh những tai biến có thể  xảy ra, cha mẹ cần lưu ý trước và sau khi tiêm  vắc xin cho trẻ. Trước tiên, bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm. Nếu trẻ đang có bệnh thì cần trao đổi với bác sĩ để bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc, quyết định xem bé có chỉ định tiêm hay hoãn tiêm không. Những trẻ có bệnh mãn tính thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho trẻ về việc khi nào có thể tiêm chủng và cơ sở y tế tiêm chủng thích hợp cho trẻ vì những trẻ này có khả năng bị phản ứng phụ nặng hơn trẻ khỏe mạnh, cần tiêm chủng ở nơi có đủ điều kiện cấp cứu. Việc trả lời cẩn thận, đầy đủ các câu hỏi sàng lọc trước khi tiêm cũng rất quan trọng vì một số tình trạng dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, các thuốc đang sử dụng hoặc việc truyền máu, globulin miễn dịch là chống chỉ định (không được tiêm) đối với một số vắc-xin. Nếu trẻ đã từng nằm bệnh viện, bố mẹ cần trình giấy xuất viện cho bác sĩ xem khi khám sàng lọc cho trẻ. Bố mẹ cũng nên xem các bảng áp-phích về tiêm chủng an toàn và lịch tiêm ngừa treo ở các điểm tiêm chủng để biết quy trình tiêm chủng an toàn phải như thế nào và con mình có được chỉ định thuốc tiêm ngừa đúng lịch hay không. Nếu thấy có bất cứ điều gì không phù hợp, bố mẹ trẻ nên hỏi lại bác sĩ và nhân viên y tế để tránh việc nhầm lẫn. Bố mẹ trẻ cũng có quyền từ chối tiêm cho trẻ nếu thấy nhân viên y tế không tuân theo quy trình tiêm chủng an toàn do Bộ Y tế ban hành.

Sau khi tiêm, bố mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ, sớm phát hiện những điểm bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ phải cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi xem trẻ có những biểu hiện dị ứng với thuốc không. Về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 đến 48 giờ sau tiêm. Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, co giật, tím tái, khò khè, khó thở, khóc thét, khóc dai dẳng không dứt, bỏ bú, chỗ tiêm sưng to, tấy đỏ… thì bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị. Cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm chủng và đưa con đi tiêm chủng lần sau theo phiếu hẹn

Đưa con đi tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR và các bệnh truyền nhiễm khác là trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương của cha mẹ”. Đồng thời để chủ động phòng bệnh cho con, cha mẹ cần tăng cường vệ sinh khi chăm sóc con trẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là các biện pháp cơ bản và hiệu quả phòng chống bệnh tật cho trẻ em.

 

 

                                                                                  Việt Lâm

 

 

Lịch tiêm chủng cho trẻ em

STT

Tuổi của trẻ

Vắc xin sử dụng

1

Sơ sinh

BCG

Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ

2

Đủ 02 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 1

OPV lần 1

3

Đủ 03 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 2

OPV lần 2

4

Đủ 04 tháng

DPT-VGB-Hib mũi 3

OPV lần 3

5

Đủ 09 tháng

Sởi mũi 1( từ tháng 6/2015 đã thực hiện tiêm vắc xin sởi – rubella thay thế vắc xin sởi đơn liều)

6

Đủ 18 tháng

DPT mũi 4

Sởi mũi 2( từ tháng 6/2015 đã thực hiện tiêm vắc xin sởi – rubella thay thế vắc xin sởi đơn liều)

 * Nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch thì cần tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó.

 Vắc xin viêm não Nhật Bản

Vắc xin

Tuổi của trẻ

Lần tiêm

Viêm não Nhật Bản

trẻ em  được tuổi

Mũi 1

(≥1 tuổi)

Mũi 2

(sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần)

Mũi 3

(1 năm sau mũi 2)

 

 

 

         

 

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục