Cán bộ Ban Tuyên giáo (Hội LHPN tỉnh) phát tờ rơi tuyên truyền về phòng - chống TNXH cho hội viên phụ nữ xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Cán bộ Ban Tuyên giáo (Hội LHPN tỉnh) phát tờ rơi tuyên truyền về phòng - chống TNXH cho hội viên phụ nữ xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

(HBĐT) - Liệu pháp điều trị kháng retrovirus (gọi tắt là điều trị ARV) là thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV/AIDS, có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS, nhờ đó làm tăng số lượng tế bào T CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS.

 

Dùng ARV cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài   thời gian sống. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có HIV   và những người liên quan đều hiểu rõ điều đó. Chính vì vậy, chuyên mục mong muốn giới thiệu cho các bạn trẻ, những người đang sống chung với HIV, thông tin cơ bản nhất điều trị ARV theo quy định mới nhất của Bộ Y tế.

 

Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế,  tâm lý và  xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị. Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã ban hành quy định mới về tiêu chuẩn điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Đây là bước tiến quan trọng tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận sớm với điều trị ARV, tăng hiệu quả điều trị hướng đến đạt được mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV ở người lớn và trẻ trên 5 tuổi theo chỉ số CD4 từ dưới hoặc bằng 350 tế bào/mm3 thành dưới hoặc bằng 500 tế bào/mm3. Điều này nghĩa là bệnh nhân không phải chờ  đến khi tế bào CD4 giảm xuống dưới hoặc bằng mức 350 tế bào/mm3 mới được chỉ định khởi động điều trị ARV. Tiêu chuẩn mới cũng nêu rõ: Tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai hay đang cho con bú đều được điều trị thuốc kháng virus ARV sớm hơn thay vì hướng dẫn khởi động điều trị dự phòng mẹ con từ tuần thai thứ 14 như trước đây, có vai trò dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nhằm thực hiện mục tiêu không có ca nhiễm HIV mới, đặc biệt trong nhóm trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut HIV. Việc điều trị ARV cho các đối tượng là người có bạn tình hay vợ/chồng không bị nhiễm HIV; bệnh nhân đồng nhiễm virut viêm gan B, C; bệnh nhân nằm trong các nhóm nguy cơ cao là những người tiêm chích ma tuý, mại dâm, đồng tính nam; người nhiễm HIV trên 50 tuổi, người nhiễm HIV sống và làm việc tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa... được điều trị bằng ARV ngay khi có phát hiện HIV mà không phụ thuộc vào chỉ số CD4. Với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ định điều trị ARV sẽ dành cho tất cả trẻ dưới 5 tuổi nhiễm HIV không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4. Trẻ dưới 18 tháng tuổi nếu có xét nghiệm PCR dương tính hoặc xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính và có biểu hiện nấm miệng, viêm phổi nặng, nhiễm trùng nặng... cũng sẽ được điều trị ARV. Thay đổi này sẽ góp phần giảm tỷ lệ bệnh cơ hội cũng như tỷ lệ tử vong trên trẻ nhỏ nhiễm HIV.

 

Những thay đổi này giúp người bệnh sớm tiếp cận được điều trị ARV, nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh, mang lại lợi ích cho dự phòng lây nhiễm HIV, góp phần khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng, thực hiện mục tiêu chiến lược phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ. Điều trị ARV có tác dụng ngăn ngừa lây truyền HIV. Những người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc ARV sẽ giảm nguy cơ gây nhiễm cho người không nhiễm HIV khi có tiếp xúc với máu và dịch sinh học. Ngoài ra, khi điều trị ARV sớm, người nhiễm HIV được bảo vệ sức khỏe vẫn có thể lao động bình thường và giảm được chi phí điều trị ARV.

 

 

 

                                                                             PV (TH)

 

Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục