Thuốc nam được sơ chế rất khó phân biệt thật-giả.

Thuốc nam được sơ chế rất khó phân biệt thật-giả.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, tâm lý nhiều người vẫn tin dùng thuốc Đông y vì có nguồn gốc làm từ các loại thảo dược, cây cỏ tự nhiên sẽ ít độc hại, ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây y. Từ đó xuất hiện nhiều thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Nguồn gốc các loại thuốc này xuất xứ đa dạng, thật giả khó phân biệt.

 

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn dược liệu, nhưng có đến 60-70% là nhập ngoại. Trong đó, 80% là thuốc nhập lậu, trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Trước đây, các nhà thuốc Đông y chủ yếu dùng nguyên dược liệu trong nước, chỉ nhập khoảng 20 – 30% nguyên dược liệu từ nước ngoài, nhưng hiện nay, nguyên liệu trong nước khan hiếm nên nhiều nhà thuốc sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Việc phân biệt thuốc Đông y thật giả là rất khó. Những vị thuốc bị làm giả rất đa dạng, từ những loại giá thành không cao, trồng ở nhiều nơi như vị thuốc thỏ ty tử là cây tơ hồng, liên nhục là hạt sen… đến nhân sâm, đông trùng hạ thảo. Những loại thuốc càng đắt, càng dễ làm giả. Nhiều người đã làm giả đông trùng hạ thảo, bạch linh từ bột ngô, bột mạch, thậm chí cả thạch cao… hoặc như cây huyết đằng sau khi hút hết chất được nhuộm phẩm màu nên có màu tươi đẹp hơn. Chưa kể, nhiều loại thuốc Đông y còn được tẩm hóa chất bảo quản, chống ẩm, mốc như lưu huỳnh, phosphor, chloropicin và để tăng hiệu quả, tác dụng cho thuốc. Nhiều người kinh doanh còn trộn thêm các loại tân dược. Với những loại thuốc được tẩm ướp các chất bảo quản độc hại, hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng thuốc thì những hậu quả, tác hại nguy hiểm mà nó gây ra cho người sử dụng là khôn lường. Khi hàm lượng hoạt chất thấp thì người bệnh uống thuốc không đủ liều lượng, không khỏi bệnh. Còn dùng phải thuốc giả, thuốc có những độc tố có thể gây nên dị ứng tình trạng người bệnh cũng thường nặng hơn điều trị khó khăn hơn.

 

Bà Đinh Thị Phiển, chủ tịch Hội đông y tỉnh cho biết: Việc phân biệt thuốc Đông y thật, giả rất khó ngay cả những thầy thuốc kinh nghiệm vẫn có thể nhầm lẫn. Bởi vậy, hầu hết người dân không thể phân biệt được, thậm chí khi sinh bệnh mới biết mình dùng phải thuốc rởm. Do vậy khi sử dụng nên theo vùng địa lý, theo bài thuốc. Mỗi nơi có những cây thuốc có tác dụng chữa bệnh công hiệu. Ví dụ như cây xạ đen. Vùng nào cũng có thể trồng được nhưng chỉ trên vùng núi đá ở Hòa Bình là tốt hơn cả. Để hạn chế mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng là tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, nhà thuốc gia truyền được Sở y tế công nhận. Kiểm tra cẩn thận trước khi mua, cảnh giác với các loại thuốc đã tán thành viên, và tuyệt đối không mua những loại thuốc đã mốc, màu sắc thiếu tự nhiên hoặc có mùi lạ. Tránh thuốc sao, sấy bằng lưu huỳnh hoặc diêm sinh chống mọt. Phát hiện bằng cách ngửi mùi.

 

Cũng theo bà Phiển thì ngoài thuốc giả, thuốc kém chất lượng còn tình trạng thầy giả, thầy rởm. Nghĩa là thầy thuốc chỉ chữa được 1-2 bệnh nhưng bệnh nhân đến thì khoe chữa được nhiều bệnh rồi bốc thuốc sai không đúng liều lượng và loại thuốc. Vừa qua, Hội đông y đã tiến hành đi khảo sát những cơ sở khám chữa bệnh bằng thuốc nam trên địa  bàn tỉnh. Qua khảo sát sơ bộ phát hiện 1 thầy lang ở xã Phong Phú huyện Tân Lạc chỉ chữa được 1-2 bệnh nhưng khám, bốc thuốc cho nhiều bệnh nhân khác. Khi bốc thuốc sai liều lượng, nếu sử dụng thang thuốc đó thì bệnh nhân bị ngộ độc, hoa mắt chóng mặt. Vừa qua, Hội đông y tỉnh nhận được phản ánh một thầy lang ở  Tú Sơn, Kim Bôi sử dụng thuốc tây ngâm rượu để chữa khớp cho bệnh nhân. Việc sử dụng như vậy chỉ làm giảm đau tạm thời, về lâu dài thì ảnh hưởng đến nội tạng của bệnh nhân. Với những thầy thuốc như vậy thì không làm đúng lương tâm của người làm thuốc cần được xử lý nghiêm khắc.

 

 

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục