Cây ngô đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn, chủ lực của người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc

Cây ngô đang trở thành cây kinh tế mũi nhọn, chủ lực của người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc

(HBĐT) - Trước kia, lên Đà Bắc vào tháng 5, khi những nương ngô xanh biếc phất cờ cũng là lúc người dân ở huyện vùng cao này bước vào mùa đói. Còn bây giờ, nhìn những nương ngô xanh bạt ngàn khiến cho đồi núi trập trùng cũng trở nên trù phú, hứa hẹn một cuộc sống ấm no. Đà Bắc đã hết rồi mùa đói.

         

Ký ức... mùa đói.

 

“Cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in cái vị đắng chát, tức nghẹn nơi cổ họng khi ăn miếng cơm gạo đỏ trộn với củ nâu, củ vớn trong những mùa giáp hạt đói kém". Có lẽ cái vị đắng chát nghèn nghẹn này không chỉ là một phần trong ký ức một thời đã qua của già làng Xa Văn Thế ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum mà nó là một phần trong ký ức, cuộc sống của người dân các xã vùng cao của huyện Đà Bắc nói chung. Cho đến giờ, cuộc sống đó vẫn chưa xa. Già Xa Văn Thế bảo: nếu nói về đói thì có lẽ chưa thấy ở đâu đói như các xã vùng cao này. Trước đây, với trình độ canh tác lạc hậu, đất sản xuất ít, mỗi năm, người dân chỉ sản xuất 1 vụ. Thế nên mùa giáp hạt thường kéo dài từ 3 - 6 tháng. Suối Nhạp vốn rộng là thế nhưng ở đâu cũng thấy người ta ngâm củ nâu. Dòng nước trong vắt đã dần chuyển sang màu nhờ nhờ đục bởi thứ nhựa phai ra từ những gùi, những ớp bột củ nâu giã nhuyễn. Hết củ nâu lại lấy củ vớn về ăn thay cơm.

 

      

     Đẩy mạnh đào tạo nghề và khuyến khích tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thông góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo.

 

Không riêng gì ở những xã vùng cao Mường Chiềng, Đồng Chum, Mường Tuổng, Đồng Nghê, Suối Nánh mà ngay ở các xã vùng dưới như Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý cũng quay quắt đói trong mùa giáp hạt. Chủ tịch UBND xã Cao Sơn Xa Thế Cầu cho biết: Những năm trước, Cao Sơn cũng là một trong những vùng đói của huyện. Vào mùa giáp hạt, năm ít thì cũng có đến 2/3 số hộ trong toàn xã đói, đứt bữa phải ăn độn. Năm mất mùa thì hầu hết các hộ dân trong xã đều lâm vào cảnh đói kém, khó khăn phải chạy ăn từng bữa và hầu như năm nào chúng tôi cũng phải trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ, cứu đói của Nhà nước.

 

Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc cho biết: Tính từ năm 2008 trở về trước, Đà Bắc là một trong những huyện có tỷ lệ hộ đói trong mùa giáp hạt nhiều nhất tỉnh. Hầu như 100% số xã trong huyện đều có hộ đói đứt bữa. Mỗi năm tỉnh, huyện hỗ trợ hàng trăm tấn gạo để cứu đói cho người dân trong mùa giáp hạt. Tuy vậy, trong những năm qua, bằng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống người dân đã ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ  hộ nghèo giảm nhanh. Số hộ đói đứt bữa trong mùa giáp hạt cũng hầu như không còn. Tính đến tháng 5/2011 này, chỉ duy nhất còn có xã Tân Minh đề xuất huyện hỗ trợ cứu đói trong mùa giáp hạt với hơn 20 hộ dân trong toàn xã. 

 

Đã hết rồi mùa... đói.

 

Đời sống không ngừng được cải thiện và nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. Kinh tế từng bước phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Đó chính là những đổi thay đáng kể của một địa phương còn nhiều khó khăn như Đà Bắc trong những năm qua. Kết quả đó cũng đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của nhân dân huyện Đà Bắc từng bước vươn lên trong công tác xóa đói - giảm nghèo. Còn nhớ, trong một cuộc trao đổi gần đây, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Bí thư Huyện ủy Đà Bắc đã nhấn mạnh: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong lãnh đạo, hướng dẫn và tích cực tham gia, đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình đã tạo được sức bật quan trọng trong chuyển đổi đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất có giá trị kinh tế cao. Cùng với phát huy thế mạnh, tinh thần tự chủ của người dân, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống đường giao thông, kênh mương thủy lợi, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với điều kiện của từng vùng, đưa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng cho nông sản địa phương. 

 

Đến nay, Đà Bắc đã bắt đầu hình thành những vùng sản xuất chuyên canh sản xuất như các xã vùng lòng hồ tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng, trồng luồng. Các xã dọc theo tuyến tỉnh lộ 433 tập trung trồng cây lâm nghiệp. Các xã vùng cao như Trung Thành, Yên Hòa, Đoàn Kết tập trung khôi phục cây chè và kết hợp trồng ngô. Đặc biệt, các xã Cao Sơn, Mường Tuổng đến thời điểm này đã phát triển trở thành những vựa ngô của cả huyện. Song song với các định hướng phát triển KT-XH, Đà Bắc cũng tập trung tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đẩy mạnh xóa đói - giảm nghèo bền vững. Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc, Xa Thị Lan cho biết thêm: Ngoài định hướng rõ xây dựng vùng chuyên canh phù hợp với từng vùng, huyện đã tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người nghèo. Đồng thời, lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án để tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH cho các xã đặc biệt khó khăn và xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khuyến khích tạo việc làm tại chỗ. Riêng trong năm 2010, toàn huyện đã mở 16 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 461 học viên là đối tượng hộ nghèo, cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm 40 dự án với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng.

 

Nhờ vậy, cho đến nay, Đà Bắc đã cơ bản xóa được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm mạnh. Nếu như năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 48,76%, cho đến nay đã giảm xuống còn 26,5% (tiêu chí cũ). Tính đến hết năm 2010, toàn huyện cũng đã có hơn 3.000 hộ được công nhận thoát nghèo. Có thể nói, bằng chính sự đồng lòng, quyết tâm từ phía cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân, Đà Bắc đã thắng được giặc đói, đang từng bước đuổi giặc nghèo để xây dựng cuộc sống mới ấm no, ổn định.

 

 

                                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục