Cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam tại Lào của TPHB dự khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ Việt - Lào hy sinh trong trận đánh bản Cơn, Thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: T.L

Cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam tại Lào của TPHB dự khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ Việt - Lào hy sinh trong trận đánh bản Cơn, Thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Sau nhiều năm trở về nước, nhiều người lính tình nguyện Việt Nam năm xưa không thể quên được những tình cảm mà những người lính, người dân Lào đã dành cho mình. Nhiều người nay đã già chỉ muốn nghe một bài hát, ăn một nắm xôi, một ít “chẹo” để nhớ lại những năm tháng ở nước bạn.

 

“Giúp bộ đội Việt Nam là giúp mình mà”

 

Biết tôi có ý định viết về những CCB tình nguyện Việt Nam ở nước bạn Lào ông Nguyễn Xuân Cảo, hiện đang là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin mừng lắm. ông kể: Tôi may mắn được sống, chiến đấu và làm việc ở nước bạn Lào 7 năm. Đó là thời gian không thể nào quên trong cuộc đời tôi. Tháng 8/1978, Quân khu 2 thành lập trung đoàn làm kinh tế. Trung đoàn được nhận nhiệm vụ nằm trong đội hình binh đoàn 678  làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào. Khi xảy ra chiến tranh biên giới, đến tháng 11/1979, trung đoàn của ông vượt cửa khẩu Tây Giang sang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới 3 tỉnh nước bạn Lào. Nhiệm vụ chính của trung đoàn là  xây dựng trận địa chốt tuyến biên giới 3 tỉnh Bắc Lào, cao điểm Khu Pha Phửng (Lào) tỉnh Phăng Sa Phì. Đồng thời, xây dựng các tổ công tác làm công tác dân vận ở vùng sâu, xa và nắm tình hình chiến sự. Khi tình hình ổn định, trung đoàn tiếp tục làm nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tăng gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống và giúp quân đội Lào cùng phát triển sản xuất, khi đó chủ yếu là nuôi cá và đưa cây đậu tương sang canh tác để bạn học tập kinh nghiệm. Ông Cảo được làm trợ lý cơ quan chính trị trung đoàn xây dựng tổ chức cán bộ, sắp xếp cán bộ 3 tiểu đoàn  bộ binh, 8 đại đội trực thuộc. 

 

Ông Cảo kể, vào mùa mưa đường đi lại trên nước bạn rất khó khăn, đi qua nhiều suối chảy  rất xiết không thể đi qua được. Năm 1982, ông cùng thủ trưởng trung đoàn đi công tác qua ngầm Sốp Khai của huyện Mường Hoa, Tỉnh Phong Sa Lỳ. Sau cơn mưa, nước suối chảy siết không qua được. Xe com măng ca thì nhẹ nếu cố tình đi qua nước sẽ cuốn trôi. Trước tình hình đó, ông vào nhờ trưởng bản ra giúp bộ đội. Trưởng bản bảo: Bộ bội Việt Nam khó khăn như dân bản mình khó khăn thôi. Giúp bộ đội Việt Nam là giúp đỡ mình thôi. Trưởng bản huy động thanh niên trong bản ra khuân đá lên xe để xe chạy qua suối. Qua suối, họ lại khuân đá xuống. Nếu hôm đó không qua được thì nhiệm vụ cấp trên giao khó hoàn thành. Trong những lần đi hành quân trên chốt vùng khó khăn, quá bữa, không kịp nấu cơm thì vào nói với trưởng bản. Mặc dù những người dân Lào nghèo ăn, đói mặc nhưng họ vẫn sẵn sàng nhường cho bộ đội. Có lần đi công tác, khi gần đến mặt trận thì xe hỏng, lúc đó 17h chiều không có thợ sửa, vào nói với trưởng bản là anh em bộ đội Việt Nam đi công tác bị hỏng xe chưa có cơm ăn. Trưởng bản giao cho chị em phụ nữ cái ép Khẩu (đựng cơm) đi cả bản mỗi nhà một nắm xôi. Đi một vòng đủ cơm 7-8 người ăn. Thức ăn là quả cà pháo luộc chấm muối. Người trong bản mang cơm ra ăn cùng bộ đội.

 

Vào ngày Tết Nguyên đán, bộ đội Việt Nam mời nhân dân, lãnh đạo tỉnh, huyện vào ăn Tết. Người thì góp rượu, góp ớt, góp cơm. ăn xong cả bộ đội và người dân cùng nắm tay múa hát Lăm Bông. Nhạc cụ chỉ là chiếc chậu nhôm hay thùng phuy gỗ.

 

 

Muốn nghe một bài hát Lào

 

Là một người Việt nhưng lớn lên trên đất nước Lào ông Trần Thanh ở tổ 8, phường Đồng Tiến (TPHB) vẫn tự hào mình là người có 2 quê hương: Việt và Lào. Năm 1936, ông theo bố sang nước Lào. Trước năm 1945, khi thực dân pháp đang đánh chiếm nước ta và nước bạn Lào,  nước ta có 10 vạn Việt Kiều. Từ 1946, ông tham gia liên lạc trung đội tự vệ thành phố Viên Chăn. Năm 1946, khi thực dân Pháp đánh chiếm nước bạn Lào, theo tiếng gọi của Bác Hồ, tất cả việt kiều sang Thái Lan. Năm 1950, khi trở lại nước bạn Lào, ông tham gia quân đội chống thực dân Pháp.

 

Trong những ngày đầu kháng chiến, cuộc sống của những người lính tình nguyện Việt Nam vô cùng thiếu thốn. Trong khi đó, địch tuyên truyền xuyên tạc bộ đội Việt Nam sang để cướp nước Lào. Một lần, khi tiểu đội của ông Thanh hành quân đến một bản. Dân bản bỏ chạy hết vào trong nhà đóng cửa lại. Nhìn qua khe cửa thấy bộ đội Việt Nam không đáng sợ, như lời kẻ địch tuyên truyền, khi đó mọi người mới ra, nói chuyện với bộ đội. ông trưởng bản bảo, đây là bộ đội giúp dân, các gia đình đưa cơm đến mời bộ đội ăn. Bằng hành động Cùng ăn, cùng ở, cùng làm nương rẫy, bộ đội Việt Nam được nhân dân Lào yêu quý. Nhiều người nhận làm con nuôi, đặt cho các những cái tên Lào như: Khăm Đi, Bun Kẹo, Chăn Thi. Các cô gái Lào đốt lửa trại cùng múa Lăm Bông, nghe bộ đội, nghe cán bộ Lào nói chuyện về đường lối cách mạng.

 

Đầu năm 1954, Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ. LLVT Lào - Việt tập trung thành những đơn vị lớn tiến đánh các đồn xung quanh thủ đô Viên Chăn như: Bản Hẹ, Phôn Hùng, Bản Chiêng Mường Cai Si. Trong những trận đánh phối hợp, tình đồng chí của hai đất nước gắn bó hơn bao giờ hết. Trước thời khắc chuẩn bị cho trận đánh sinh tử, người lính Lào Bun Thoong đã bẻ đôi nắm xôi và ít chẹo (Một món ăn dân dã của dân tộc Lào là muối với ớt được nướng trong tro bếp nóng) đưa cho anh lính Việt Nam bảo: “Mày ăn đi tý nữa đánh nhau có chết cũng no cái bụng rồi".

 

Sau nhiều năm, Ban liên lạc quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào ở TPHB có dịp trở lại chiến trường xưa. Có một kỷ niệm mà ông Thanh nhớ nhất là gặp một bà mẹ Lào tên là Thẻo ở bản Na Tàn năm đó đã trên 100 tuổi. Trước đây, bà là cán bộ phụ nữ trong thời kỳ bí mật. Mặc dù sức yếu không đi được, biết tin có CCB tình nguyện Việt nam sang, bà bắt con cháu để lên xe bò đẩy đến gặp các con bộ đội Việt Nam. Mẹ con gặp nhau sau bao năm xa cách ôm nhau khóc như chẳng muốn rời. Trong đoàn có đồng chí đã làm thơ:

 

Gặp nhay tay bắt lệ rơi

Nhớ ngày còn trẻ một thời đấu tranh

Nhớ ngày tập kết tóc còn xanh

Nay phơ đầu bạc nghĩa tình như xưa.

 

Nhiều người bộ đội tình nguyện Việt Nam khi sang Lào chiến đấu đã coi nước Lào như là quê hương thứ hai của mình. Có một lần thăm hội viên của Ban liên lạc tên là Bình bị bệnh hiểm nghèo, biết mình không qua khỏi, anh chỉ tha thiết đề nghị được nghe một bài hát Lào. May sao, trong đó có một người là thương binh hát tiếng Lào rất hay và hát tặng anh một điệu Khắp Thum Luông Pha Băng. Anh Bình im lặng lắng nghe và khóc. Hai ngày sau, anh ấy vĩnh viễn ra đi.

 

 

 

                                                                                     Việt Lâm

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục