Trận mưa lớn gây lũ đánh sập tường của hộ gia đình ông  Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Đường, phường Thái Bình (TPHB).

Trận mưa lớn gây lũ đánh sập tường của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Văn Đường, phường Thái Bình (TPHB).

(HBĐT) - Trận mưa lịch sử kéo dài từ tối 20 đến rạng sáng ngày 21/9 để lại nỗi ám ảnh và lo sợ cho người dân nhiều tổ dân phố phường Thái Bình sinh sống dọc QL6, đường lên Bình Thanh, khu vực ven đồi núi, suối Chăm.

 

Đất, đá sạt lở, nước ùn ứ phủ ngập nhà dân từ ngã ba chân dốc Cun, kéo dài tới ngã ba Chăm Mát. Tổ dân cư 14, phường Thái Bình nằm ven đồi, cạnh suối Chăm bị thiệt hại nặng nề do mưa lớn. Nét mặt ông Nguyễn Văn Hải vẫn còn bàng hoàng kể lại: “Từ năm 1975 tới giờ mới có trận mưa kinh khủng thế. Mưa rầm rầm suối đêm, con suối sau nhà đổ ra suối Chăm nước dâng chóng mặt, 10, 20 phân, rồi hơn 1 mét, nước ùn ứ, ngập sân, leo lên ngang lưng nhà, bàn ghế, đồ đạc nổi lềnh bềnh, nước kéo sập cả tường bao, cuốn cả gia cầm vào suối cái. Cả gia đình già trẻ, lớn bé thấp thỏm. Chưa có thiệt hại về người nhưng chỉ cần mưa vài tiếng nữa chẳng biết chuyện gì xảy ra”. Tổ dân phố 14 có khoảng 80 hộ dân, 7 hộ bị thiệt hại, trong đó có hộ gia đình ông Hải và ông Nguyễn Văn Đường bị lũ đánh sập tường. Tư tưởng người dân bất an. Sau trận mưa này, dù có ý thức chạy lũ, nhưng lũ về cũng không kịp thoát, chạy lên đồi không được, chạy ra QL6 chẳng có đường vì nước ngập tứ bề. Theo những người dân ở đây, từ trước tới nay, KDC này ít khi bị ngập vì ở ven suối Chăm. Ông Nguyễn Long Đỉnh, Chủ tịch Hội CCB phường Thái Bình phụ trách cụm 4 khu vực các tổ 7, 8, 9, 14 cho biết: Chưa bao giờ mưa lớn lũ về nhanh đến thế. Trước đây, mỗi khi mưa nước ập xuống nhanh và rút nhanh. Từ khi cải tạo con đường lên đi Bình Thanh, cống thoát nước ở ngã ba bị nâng cao, thu hẹp bề ngang, dòng chảy bị ùn ứ không kịp thoát nước dẫn đến tình trạng lũ quét xảy ra. Suối Chăm, khu vực ngã ba lên dốc Cun nước ngập đỏ ngầu, hàng loạt ô tô, xe máy không dám mạo hiểm phải quay lại, đi đường tránh QL6. Hiện, tư tưởng người dân rất bất an, mong muốn sớm có giải pháp cải tạo dòng chảy, bảo đảm thoát nước nhanh để yên tâm sinh sống. Cũng tương tự, từ khu vực ngã ba Chăm kéo dài đến trụ sở Công ty 222, nước, đất, đá từ Trạm vi ba đổ dồn xuống QL6 gây ngập nhà dân nhiều giờ. Theo người dân cần có giải pháp cải tạo hệ thống thoát nước bài bản mới giải quyết được vấn đề này. 

Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, nhiều sông suối, ngầm tràn giao thông, người dân tại nhiều khu vực trong tỉnh đang đối mặt với nguy cơ cao sạt lở đất, đá, ngập úng, lũ ống, lũ quét. Theo rà soát của ngành chức năng và các địa phương: Cả tỉnh có 18.632 hộ dân với 81.486 nhân khẩu nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, tập trung ở các khu vực ven sông suối, núi đồi chia cắt. Trong đó huyện Đà Bắc có 4.271 hộ với 18.720 nhân khẩu chủ yếu ở Đồng Nghê, Suối Nánh, Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Giáp Đắt. Huyện Kim Bôi có 4.309 hộ với 18.788 nhân khẩu tập trung ở Thượng Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Tú Sơn. Huyện Lạc Sơn 4.035 hộ với 19.242 nhân khẩu tập trung ở Quý Hòa, Miền Đồi, Tuân Đạo, Mỹ Thành. Huyện Mai Châu có 1.661 hộ với 6.139 nhân khẩu ở Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La. Huyện Tân Lạc có 2.965 hộ với 12.377 nhân khẩu ở các xã Đông Lai, Ngọc Mỹ. Huyện Cao Phong 1.270 hộ với 5.677 nhân khẩu ở các xã Đông Phong, Xuân Phong. TPHB có 121 hộ với 543 nhân khẩu ở tổ 10, 11, phường Thái Bình. 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn. Thời tiết năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhiều khả năng gây mưa lớn trên diện rộng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới. Các cấp, ngành, lực lượng chức năng cần tăng cường truyền truyền nhân dân nâng cao ý thức phòng tránh thiên tai, mưa lũ, nhất là ở những khu vực có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, chủ động rà soát triển khai những phương án sát với thực tế để phòng tránh bảo vệ tính mạng và tài sản người dân.

 

                                                                      Lê Chung  

 

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục