Đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng đổ tràn ra cả vỉa hè, chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ.

Đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng đổ tràn ra cả vỉa hè, chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ.

(HBĐT) - Đi dọc các trục đường chính trên địa bàn TP.Hòa Bình có thể thấy tất cả đều được quy hoạch thiết kế, xây lát vỉa hè, trồng cây xanh. Điều này vừa tạo hành lang an toàn giao thông, vừa dành đường cho người đi bộ khi tham gia giao thông và góp phần làm nên mỹ quan đô thị. Nhưng thực tế hiện nay, vỉa hè đang bị xâm chiếm nghiêm trọng khiến người đi bộ không còn đường để đi.

 

Việc người dân tận dụng vỉa hè kinh doanh, buôn bán không còn là một hình ảnh xa lạ nhưng luôn là vấn đề nóng hổi. Dù bị xử phạt nhiều lần nhưng tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường vẫn tái diễn và thậm chí ngày càng trầm trọng hơn...

Ghi nhận thực tế tại các tuyến đường: Cù Chính Lan (Phường Đồng Tiến), Hai Bà Trưng (Phường Phương Lâm), Hoàng Văn Thụ (Phường Tân Thịnh)...., là những con đường sầm uất, tập trung đông dân cư nhất tại TPHB. Tuy nhiên, tất cả vỉa hè ở các con đường này đã bị chiếm dụng một phần hoặc toàn bộ để làm nơi kinh doanh buôn bán. Hầu hết vỉa hè đều bị cắt khúc và chiếm dụng vào những mục đích khác nhau, bất cứ hàng hóa nào cũng có thể được bày bán trên vỉa hè. Từ quần áo thời trang, giầy dép, chăn ga, gối nệm đến các sản phẩm gia dụng như: đồ gỗ, đồ nhựa, điện tử, điện lạnh hoặc là trái cây, cây cảnh, chim cảnh, hàng tạp hóa........

Ngoài ra còn có các dịch vụ ăn uống như: quán nhậu, giải khát, cà phê.  Một số nhà dân, không kinh doanh buôn bán cũng dùng các chậu cây cảnh đặt quanh khu vực vỉa hè trước nhà mình dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị.

Theo quan sát, hầu như tại thời điểm nào trước cổng Bệnh viên Đa khoa tỉnh, tình trạng giao thông rất lộn xộn bởi gần khu vực này tập trung nhiều các hiệu thuốc, hàng quán cơm, hàng quán giải khát. Cả 2 bên vỉa hè đều bị chiếm dụng để kinh doanh hàng quán, người đi bộ muốn đi phải, len lỏi qua các hàng quán hay qua các xe taxi “tạm” đỗ ở đấy... Đặc biệt, vào những giờ cao điểm, một bên đường là hình ảnh nhân viên của các hàng quán cơm đon đả mời mọc, chèo kéo khách, còn bên kia đường là cảnh từng tốp người nhà, bệnh nhân dắt díu nhau tràn cả lòng đường khiến các phương tiện giao thông và người đi đường đi lại khó khăn, dễ gây tai nạn.

Tương tự, tại các tuyến đường gần chợ như:  Phương Lâm, đại lộ Thịnh Lang, An Dương Vương... việc kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè cũng diễn ra hết sức bất cập. Từ những gánh hàng rau, củ, quả của người dân địa phương đến các cửa hàng bán gia dụng, thời trang, thực phẩm, các hiệu cầm đồ, cửa hàng bán xe máy…đều “thi nhau” lấn chiếm vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường.

Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng để đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng tràn ra cả vỉa hè, chiếm lối đi dành cho người đi bộ đang diễn ra phổ biến trên địa bàn TPHB. Đây là vấn đề không mới nhưng lại là câu chuyện đáng để bàn bởi ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân mỗi ngày. Vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ không còn cách nào khác là phải bước xuống lòng đường để tham gia giao thông với các phương tiện.

Thành phố Hòa Bình hấp dẫn du khách cũng bởi khí hậu ôn hòa, nhiều cây xanh, mát mẻ. Khách du lịch đến TP Hòa Bình rất thích đi bộ ngắm cảnh và thư giản. Vì vậy, mong muốn có những vỉa hè sạch đẹp, thông thoáng để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người đi bộ là cần thiết. Tuy nhiên, với tình trạng lấn chiếm vỉa hè trở nên phổ biến như hiện nay, để trả lại vỉa hè cho người đi bộ là điều không dễ. Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp giải tỏa, xử lý nghiêm nạn lấn chiếm lòng, lề đường để đường phố được thông thoáng, người dân đi lại dễ dàng.

 

                                                                     

                                                                       Hoàng Thảo (TTV)

 

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục