Công an viên xã Toàn Sơn (Đà Bắc) thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với người dân để nắm bắt tình hình an ninh - trật tự tại các xóm, bản.

Công an viên xã Toàn Sơn (Đà Bắc) thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với người dân để nắm bắt tình hình an ninh - trật tự tại các xóm, bản.

(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng PC45 ( Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh), cuối năm 2013, số phụ nữ đi làm ăn xa của tỉnh ta khoảng 1.900 người thì năm 2014, con số này 2.000 người. Thiếu tá Đinh Quốc Trình (Phó trưởng phòng PC 45) nhận định: tình trạng phụ nữ tỉnh ta đi làm ăn xa có nhiều diễn biến phức tạp rất đáng để các cấp, các ngành quan tâm và có các giải pháp hữu hiệu.

 

Chưa thời điểm nào, phụ nữ đi làm ăn xa lại rầm rộ như hiện nay. Có muôn ngàn lý do để một người phụ nữ có gia đình hoặc một cô gái trẻ mới ngơ ngác vào đời “xách ba lô” lên đường. Nhưng có một điều dễ nhận thấy nhất, là lý do mưu sinh. Cuộc sống nơi thôn dã, làng, bản, ngoài chút diện tích đất lúa, ngô; nuôi đôi lợn, đàn gà… lấy gì để cải thiện cuộc sống, nhất là trăm thứ chi tiêu đều cần đến tiền (hiếu hỷ, giỗ chạp, tiền học hành cho con, lễ lạt, tết nhất…). Không mấy người có nguồn thu lớn và ổn định từ ruộng, vườn hay từ vị trí là công nhân của các KCN. Mức thu nhập “bình bình” sẽ rất mâu thuẫn lớn với những khát thèm đổi đời nhanh (nhất là hàng xóm xung quanh, mua sắm ti vi, tủ lạnh, điện thoại, quần là áo lượt…). Tất cả họ, khi rời khỏi nhà đều hy vọng mơ hồ vào kết quả cụ thể nào đó (dù chưa lường hết được mức độ cụ thể) và ít lường tới những rủi ro, bất trắc. Thông cảm biết bao khi nhiều phụ nữ đã gác lại giấc mơ hạnh phúc sáng chiều bên chồng, con để rời tỉnh đi làm ăn xa, mong kiếm cho chồng, con vài triệu đồng/tháng bằng những công việc lương thiện (giúp việc gia đình, lao động thủ công tại các cơ sở sản xuất, bán hàng rong …). Nhiều cô gái mới lớn lên, hành trang mang theo chỉ là trình độ học vấn THCS hay dở dang THPT rời xóm bản, bị ánh sáng hư ảo của phố thị hút hồn để rồi không còn biết lối về. Có nhiều cảnh ngộ đáng được chia sẻ và cũng có người thật đáng trách khi tự dấn thân vào con đường không lương thiện. Từ thực trạng phụ nữ rời làng, bản, quê hương đi làm ăn xa thấy rằng, nhiều người làm ăn chân chính luôn minh bạch trong các thông tin (địa chỉ nơi làm, công việc, có nhiều người biết…). Nhưng đáng buồn thay, một số người đã sa chân vào một số công việc “nhạy cảm” (cà phê đèn mờ, nhà nghỉ, quán karaoke…), thậm chí có người tham gia hoạt động mại dâm. Theo kết quả điều tra, rà soát cuối năm, toàn tỉnh có 259 người có hộ khẩu ở 75 xã, phường, thị trấn có hoạt động mại dâm. Cùng với một số điểm khá nổi trên địa bàn tỉnh ta (Lương Sơn, thành phố Hoà Bình, Kim Bôi…), nhiều phụ nữ đã đi làm ăn xa ở các tỉnh, điểm du lịch, bãi tắm phía Bắc. Từ những lối rẽ khác nhau trong cuộc mưu sinh, có nhiều phụ nữ đã trở thành “con mồi” bị lôi kéo, rủ rê là nạn nhân của các đường dây đưa người sang các nước làm ăn, bán dâm. Cuộc đào thoát thành công của cô gái Đ.D.H. ở Cao Sơn (Đà Bắc) đã gợi lên cho nhiều người suy nghĩ: nếu có kỹ năng sống và biết cảnh giác, chắc chắn không vô tình rơi vào bẫy của các đối tượng “chăn dắt”. Liên quan đến cô gái này, năm nay, lực lượng công an thành phố Hoà Bình cũng đã hoàn tất chuyên án, bắt đối tượng Trần Thị Hương về hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài (đưa 3 cô gái vùng cao Đà Bắc theo đường tiểu ngạch trốn trái phép sang Trung Quốc bán dâm). Theo thông tin của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đã có nhiều phụ nữ là nạn nhân của các đường dây đưa người qua biên giới bán dâm hoặc là nạn nhân của bọn buôn bán người. Cô gái nọ ở huyện vùng cao, bỏ nhà xuống thành phố Hoà Bình kiếm sống và bị lừa đi Trung Quốc làm gái bán dâm với bao nhục nhã, ê chề; mỗi ngày, chủ chứa bắt tiếp hàng chục khách làng chơi. Đã có người bị lừa qua biên giới, khi “vỡ mộng”, trốn được về nước, cũng chỉ biết âm thầm chịu đựng mà không thể vạch mặt kẻ lừa đảo để đi tìm “danh dự” cho mình. 2 cô gái nọ ở M.C, bị đưa sang Trung Quốc, không biết đã “lập nghiệp” được bao nhiêu nhưng phải lần mò về nước. Dù với tình huống, cảnh ngộ nào, dù lộ sáng hay vẫn nằm trong vòng bí mật đời tư, họ - những người đã từng bị quăng quật ở xứ người cũng là người chịu thiệt thòi nhất. Cũng chỉ họ và gia đình mới thấm thía hết cái được - cái mất trong câu chuyện này. Đã có nhiều câu chuyện buồn xung quanh những người phụ nữ này (hạnh phúc gia đình rạn vỡ, người thân, bạn bè nghi ngại, xa lánh…). Đây là một vấn đề xã hội đã và đang diễn ra, cần được nhìn nhận và có hướng giải quyết triệt để… Nhiều năm qua, các ngành đã làm tốt công tác phòng - chống tội phạm, phòng - chống mua bán người, tệ nạn mại dâm. Ban chỉ đạo 09 các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Hướng về cơ sở, trong 6 tháng đầu năm, Hội nông dân các cấp đã tổ chức tuyên truyền 935 buổi cho 67.000 lượt hội viên về phòng - chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, 896 buổi cho 70.000 lượt hội viên về phòng - chống tệ nạn mại dâm. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức đối thoại về chính sách di cư an toàn và phòng ngừa mua bán người cho 200 cán bộ hội viên tại thành phố Hoà Bình; phối hợp với các ngành tuyên truyền phòng - chống tội phạm, mua bán người cho trên 50.000 lượt hội viên. Trong phòng - chống mại dâm, việc thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý vi phạm được coi trọng; tăng cường kiểm tra liên ngành đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà nghỉ; bắt và xử lý 7 vụ ( 39 đối tượng mại dâm)…

 

Dẫu có những cố gắng như vậy nhưng việc ngăn “làn sóng” chị em đi làm ăn xa không có địa chỉ vẫn là điều nan giải. Theo thống kê của đội công tác xã hội tình nguyện, trong tỉnh (có tính chất tham khảo tháng 7), tại 24 xã, phường, thị trấn có trên 300 phụ nữ đi làm ăn xa không rõ lý do, địa chỉ. Vì vậy, việc vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể tại cơ sở và các gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa là điều hết sức cần thiết. Luôn có những cảnh báo để những phụ nữ không tự biến mình thành nạn nhân của việc mua bán người hoặc tự mình sa vào các tệ nạn xã hội.

 

 

                                                                                   Bùi Huy

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục