Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

(HBĐT) - Mâu thuẫn vợ chồng, một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 tại TPHB đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng hai mẹ con đã tử vong. Mới đây, sau khi cãi vã với những người thân trong gia đình, anh Bùi Văn B, sinh năm 1963 ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) cũng uống thuốc trừ sâu để kết liễu đời mình.

 

Do uống một lượng lớn thuốc trừ sâu và được phát hiện muộn nên anh B đã tử vong không lâu sau khi đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu. Chị Bùi Thị D, 30 tuổi ở xã Định Cư (Lạc Sơn) cũng “ra đi” bỏ lại 2 đứa con nhỏ học tiểu học và mầm non vì hoạt chất diệt cỏ paraquat đã ngấm và hủy hoại các cơ quan nội tạng… Liên tiếp trong thời gian gần đây, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh) và bệnh viện các huyện đã tiếp nhận các ca uống thuốc sâu, thuốc diệt cỏ nhằm mục đích tự tử. Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện đa khoa tỉnh, từ đầu năm đến nay đã có trên 30 ca uống thuốc sâu, thuốc diệt cỏ nhập viện. Phần lớn bệnh nhân đều trong độ tuổi lao động từ 18 – 40 và và xuất phát từ mâu thuẫn gia đình. Đó là chưa kể số bệnh nhân cấp cứu và tử vong tại bệnh tại bệnh viện các huyện hoặc uống và tử vong tại gia đình, địa phương.

 

Bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh) cho biết: Bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ chủ yếu là hoạt chất Paraquat, một số ít uống thuốc trừ sâu. Paraquat là hoạt chất trừ cỏ cháy nhanh, cực độc, tác động luôn lên bề mặt cỏ. Thường trong khoảng 12 – 48 giờ, cỏ sẽ cháy khô. Nếu con người uống trực tiếp vào và không được cấp cứu kịp thời, thuốc sẽ ngấm và hoại tử dần nội tạng dẫn đến tử vong. “Sát thủ” Paraquat gây loét miệng, suy gan, thận, tràn khí trung thất, trụy mạch, thủng thực quản… Nhiều trường hợp nếu đã uống loại hoạt chất này có cứu được mạng sống tức thời nhưng cũng sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan như gan, thận… và lâu dài sẽ gây suy gan, thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này. Đáng chú ý, những người uống thuốc diệt cỏ thường tỉnh táo vì thuốc hầu như không tác động lên hệ thần kinh trung ương mà hủy hoại nội tạng. Do đó, bệnh nhân cảm nhận được sự đau đớn tột độ khi gan, thận… bị hủy hoại dần. Một số trường hợp vào khoa cấp cứu vì uống thuốc diệt cỏ với với mục đích tự tử nhưng sau đó lại hối hận, van xin bác sĩ cứu giúp mạng sống. Song hầu hết sự hối hận đó là muộn màng, khoảng 90% bệnh nhân tử vong. Cho đến nay, khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc kháng độc và điều trị ngộ độc Paraquat. Các biện pháp chủ yếu vẫn là rửa dạ dày, chạy thận, lọc máu… Nguy hiểm là thế nhưng gần đây, nhiều người đã quyên sinh bằng Paraquat, làm cho số ca tử vong do hoạt chất này ngày càng gia tăng.

 

“Sát thủ” Paraquat đã rõ nhưng đôi khi chỉ vì những lý do ngớ ngẩn như bị ép lấy vợ, không muốn vợ đi làm ăn xa, tức chồng không cho đi chiếc xe máy mới, cãi nhau chuyện tiền nong… người dân lại dễ dàng lấy ngay thuốc diệt cỏ để uống. Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, sâu mà gần đây uống thuốc diệt cỏ tự vẫn lan ra cả thành phố, các vùng trung tâm và cả những người “có học”. Từ những cái chết đau lòng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương kiến nghị cần tuyên truyền, quản lý chặt chẽ hơn loại thuốc này. Đồng thời, nên chăng nên xem xét nghiên cứu sao cho Paraquat có mùi khó chịu để nếu ai đó có muốn uống để tự tử cũng phải “bừng tỉnh” dừng lại.

 

Mặc dù cực độc nhưng Paraquat là 1 trong 2 loại hoạt chất diệt cỏ được nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp. Việc mua thuốc cũng rất dễ dàng. Vì vậy, nhiều người đã dùng loại chất hủy diệt cỏ này để hủy hoại chính cuộc sống của mình. Nhưng phía sau những cái chết là sự ân hận, choáng váng, đau đớn, day dứt và khổ cực của người thân, của những đứa con bơ vơ không nơi nương tựa…

 

                                                                            

 

                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục