Đông đảo người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) đến xem buổi chiếu phim lưu động.

Đông đảo người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) đến xem buổi chiếu phim lưu động.

(HBĐT) - Đó là câu nói truyền miệng của những người làm nghề chiếu bóng phục vụ nhân dân vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Theo chân của đội chiếu bóng lưu động Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, về các xóm, bản, được nghe tâm sự của các anh, chứng kiến cảnh háo hức, mong chờ của bà con, chúng tôi mới hiểu, cảm thông với nghề chiếu bóng đầy khó khăn, vất vả.

 

Chúng tôi được tham gia cùng đội chiếu bóng lưu động vào đúng thời điểm Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014) và sinh nhật Bác 19/5  tại xóm Cạn II, xã Xuân Phong (Cao Phong). Để chuẩn bị cho buổi chiếu, đội chiếu bóng lưu động phải đến xóm Cạn II từ 14h. Nghe tin đội chiếu bóng lưu động đến, cán bộ và nhân dân trong xóm rậm rịch ra đầu xóm để đón. Mỗi người một việc, người chặt cây để căng dây điện, người đào hố chôn cọc, các thành viên của đội chiếu bóng chuẩn bị máy móc, loa, đài chuẩn bị cho buổi chiếu phim. Khi tiếng loa trên chiếc xe tuyên truyền lưu động cất lên: “Đúng 19h30 tối nay, tại xóm Cạn II chiếu đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2014 và kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.... là người dân làng trên, xóm dưới đã có kế hoạch thu xếp việc nhà để đi xem phim sớm. Dù chưa đến giờ chiếu nhưng đám trẻ con trong xóm đã diện những bộ quần áo đẹp cầm theo những chiếc ghế nhựa háo hức chạy vòng quanh và chăm chú xem các chú, các bác sắp xếp những thiết bị máy chiếu được mang đến.

 

Trong bữa cơm chiều ấm cúng được người dân vùng cao dành tiếp đón đoàn với những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc như thịt lợn bản địa, măng đắng, canh lóong cùng cùng những chén rượu cay nồng, chúng tôi nghe câu chuyện ôn lại những kỷ niệm của những người chiếu bóng. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Đội trưởng đội chiếu bóng lưu động tâm sự: Đội có 6 người, người ít đã cống hiến cho ngành chiếu bóng hơn 20 năm, người nhiều cũng đã gần 40 năm trong nghề. Đội đã từng đi chiếu bóng ở khắp các địa bàn khó khăn trong tỉnh. Riêng xã Xuân Phong cũng gắn bó với Đội từ lâu lắm rồi. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần chiếu bóng trên xóm Mừng vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, xóm Mừng còn chưa có đường, điện như bây giờ. Khi biết đoàn chiếu phim tới, lãnh đạo xóm xuống tận chân núi đón và khiêng máy móc, thiết bị cùng đoàn. Thời kỳ đó, máy móc chiếu phim đâu có nhẹ nhàng như bây giờ. Để phục vụ một buổi chiếu, đoàn phải khiêng theo máy chiếu nặng 35 kg cộng thêm máy phát điện 120 kg và nhiều máy móc, thiết bị khác. Để lên được xóm Mừng phải leo lên dốc thẳng đứng, đoàn đi từ 11h trưa đến 6h chiều mới đến được nơi... Theo anh Hùng, nghề chiếu bóng tuy nhọc nhằn, vất vả nhưng với ý nghĩ được góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho bà con, những người làm nghề như anh cảm thấy vinh dự, tự hào hơn. Mỗi khi đến vùng chiếu, thấy bà con hồ hởi, vui mừng với tình cảm chân thành là mọi mệt nhọc dường như tan biến hết. Đến nay đã là năm 38 anh Hùng gắn bó với nghề. Bây giờ, anh không còn nhớ hết được bao nhiêu lần đi chiếu bóng đến vùng cao. Chỉ biết rằng đến với từng vùng đã qua, anh biết nhiều thế hệ trưởng xóm, bí thư chi bộ, bà con thuộc tên, tuổi, quý mến, đón tiếp các anh như người thân trong gia đình ở xa mới về. Hơn nửa đời người cống hiến, gắn bó với nghề, chỉ cách đây 1 năm, anh và nhiều đồng nghiệp khác mới được hưởng biên chế của Nhà nước. Chỉ có lòng tâm huyết cùng lòng tin yêu của bà con mới giúp các anh vượt qua mọi khó khăn, vất vả của nghề.

 

Đúng 7 giờ tối, chương trình chiếu phim mới bắt đầu. Mở đầu buổi chiếu là chương trình ca nhạc giàu bản sắc dân tộc, tiếp theo là các phim nhựa đặc sắc: “Bác Hồ vượt qua bến Thượng Hải và Hồi ức Điện Biên. Người đến xem mỗi lúc một đông, chật kín sân, có cả người già, thanh niên đến các em nhỏ từ các xóm lân cận đến xem. Bà Bùi Thị Nịnh năm nay đã 67 tuổi ở xóm Cạn I phấn khởi cho biết: Thích lắm, nhà cách đây gần 1 cây số, tôi phải thu xếp công việc đến nhà con gái ở xóm Cạn II từ chiều đón xem phim đấy!. Chị Bùi Thị Thơm, Bí thư chi bộ xóm Cạn I đứng bên cạnh cho biết thêm:  Không chỉ có gia đình bà Nịnh mà hầu hết bà con trong xóm khi biết lịch chiếu phim đều vui mừng, phấn khởi vượt hàng cây số đến xóm Cạn II xem. Anh Bùi Văn Luyến, Trưởng Công an xã Xuân Phong khẳng định: Chiếu bóng là hình thức giáo dục truyền thống, lịch sử hữu hiệu cho thế hệ trẻ, từ đó góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn. Theo ông Bùi Đức Dục, Bí thư xóm Cạn II, chỉ cách đây 1 năm, xóm mới có điện lưới quốc gia. Dù trong xóm nhiều hộ đã có tivi nhưng mọi người rất thích xem phim màn ảnh rộng, đi xem tập thể rất vui, được xem cả nội dung tuyên truyền nên bà con hiểu và biết được nhiều hơn. Xóm có 83 hộ, 380 nhân khẩu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều thiếu thốn. Công tác chiếu bóng có hiệu quả tuyên truyền rất lớn đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.

 

Anh Trương Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng cho biết: Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh hiện có 7 đội chiếu bóng lưu động và 1 rạp chiếu phim hoạt động trên tất cả 11 huyện, thành phố. Hiện nay, mặc dù đời sống dân trí của đồng bào dân tộc dần được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã có tivi xem, có đài FM để nghe, có điện thoại trao đổi thông tin, giao thông thuận lợi hơn nhiều... nhưng tính tích cực và hiệu quả của công tác chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân các xóm vùng ĐBKK vẫn được khẳng định. Đặc biệt là những xóm ít hay chưa có hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Nhà nước, đội chiếu bóng đã đến và chiếu phim phục vụ bà con.

 

 Trời đã dần về khuya, bộ phim đã đến đoạn kết nhưng ánh mắt bà con nơi đây vào chăm chú nhìn vào màn chiếu. Dưới ánh sáng đèn rọi mờ mờ, các anh chiếu phim vẫn miệt mài bên máy chiếu. Chia tay với bà con vùng ĐBKK xã Xuân Phong nhưng hình ảnh ánh mắt những cụ già, em thơ và các anh chiếu phim lưu động như vẫn còn đọng lại. Chúng tôi càng cảm phục ý chí, nghị lực những người làm nghề chiếu bóng vùng cao...

 

 

                                                                        Hương Lan

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục