Bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

(HBĐT) - Cảm nhận sâu sắc của chúng tôi trong chuyến đi thực tế khi đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đó là sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam. Từ trong nghiệt ngã, đớn đau, tinh thần, ý chí, sự can trường, khát vọng vươn lên, hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.

 

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tọa lạc trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1975 có 15.000 bức ảnh hiện vật, phim tư liệu với 8 chuyên đề được trưng bày. Bây giờ, Bảo tàng được bình chọn ở top 5 những bảo tàng hấp dẫn ở châu á. Thăm bảo tàng đem lại thật nhiều cảm xúc trải dài theo các không gian, chuyên đề, hiện vật trưng bày: sự tàn phá kinh hoàng của chiến tranh; âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bộ sưu tập ảnh phóng sự “Hồi niệm” của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương. Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược (về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, hậu quả với con người, thiên nhiên và môi trường). Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù, trại tập trung tiêu biểu, phương thức tra tấn, hành hạ, hủy diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần. Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến. Tranh thiếu nhi “Chiến tranh và hòa bình”. Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược Việt Nam...

 

        

Nhiều loại bom, mìn, vũ khí sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

 

Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Những bức ảnh, tư liệu ở bảo tàng, chứng minh sự dã man, tàn độc của Mỹ ngụy. Những kiểu tra tấn, tàn sát thông qua tư liệu bất cứ ai cũng phải rùng mình. Những trận thảm sát người dân được phản ánh đầy đủ, sắc nét. Trận càn quét trong vòng 1 giờ ngày 25/9/1969 tại ấp 5, xã Thạch Phong, Thạch Phú, Bến Tre, quân Mỹ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát và bà Bùi Thị Cảnh rồi kéo 3 em bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp tại ống cống, đâm chết 2 cháu, mổ bụng 1 cháu. Sau đó, quân lực Mỹ di chuyển đến hầm trú ẩn của gia đình khác giết chết 15 người, trong đó có 3 phụ nữ mang thai.  Những hình ảnh xác người chất chồng bên bờ ruộng vào ngày Mỹ tổ chức càn quét thảm sát Sơn Mỹ - Quảng Ngãi. Quân Mỹ giết hơn 500 người bất kể người già, phụ nữ, trẻ thơ không có khả năng tự vệ. Họ bị giết bằng phương pháp kinh hoàng nhất như mổ bụng, moi gan, cắt đầu, kéo xác rồi cả những hình ảnh tra tấn khủng khiếp nhất cũng được tái hiện. Chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam” tàn sát cán bộ cách mạng và người dân rồi những hình ảnh tên Mỹ ác ôn cầm xác người chiến sỹ không còn lành lặn, lính Mỹ hãnh diện chụp ảnh bên đống xác dân thường nằm còng keo, bê bết máu. Chiếc máy chém sắc lạnh gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm. “Chuồng cọp” - “địa ngục trần gian” được phục chế theo mô hình ở nhà tù Côn Đảo được tái hiện chân thực, phản ánh đầy đủ sự dã man, tàn ác tra tấn các chiến sỹ cộng sản của bọn ác ôn. Mỹ - ngụy áp dụng những biện pháp tra tấn chiến sỹ cộng sản hết sức tàn độc. Mỗi ngăn chuồng cọp dài 2,7 m, rộng 1,5 m, cao 3 m. Mùa nóng nhốt từ 5 - 14 người, ngược lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 - 2 người chân bị còng vào cột sắt. ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trên không gian chật chội và ngột ngạt đó. Rắc vôi bột cho người tù ngạt thở, cưa chân, đóng đinh vào đầu, khoét óc, giỏ nước làm buốt óc, thông màng nhĩ, luộc người vào chảo dầu, nước sôi làm chóc da, lột xương, cho uống nước xà phòng, đá vào bụng, mạng sườn để người tù nôn ra máu... Bị đầy đọa trong chuồng cọp, sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật rồi hàng loạt bức hình dội bom, tàn phá khắp các miền quê được tái hiện, gây cảm giác nhói buốt trong tim cho người xem. Đó là hình bom dội tàn phá mọi miền quê từ Nam ra Bắc, giết chết biết bao người già, trẻ em vô tội, có những trận bom hủy diệt cả những ngôi trường nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng gào thét trên đường quê mịt mùng khói súng với vết phỏng bom napal của Mỹ tứa máu trộn đất, phủ  khắp toàn thân.

 

Những loại vũ khí hiện đại tối tân, những tội ác kinh hoàng nhất được huy động và thực hiện nhằm hủy diệt sự sống tại Việt Nam. “Cơn mưa màu vàng” ở Việt Nam trở thành nỗi kinh hoàng, ám ảnh cho cả nhân loại, đem lại hậu quả, di chứng nặng nề. Từ năm 1961-1971, Mỹ đã đổ xuống đất nước ta 72 triệu tấn chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu tấn điôxin gây hậu quả nặng nề, dai dẳng cho hàng chục năm sau. Những hình ảnh cánh rừng đầu nguồn, cánh rừng nguyên sinh rụng lá trên diện rộng, bị tàn phá không còn sự sống như Cần Giờ, rừng đước, Cà Mau, rừng Bình Định... Đó là thiên nhiên. Với con người, chất độc hóa học làm những nạn nhân bị quái thai, dị dạng, không có chân tay, dính liền người, rối loại sắc tố da, hài nhi quái thai trong lồng kính, những khuôn mặt cười mà như mếu, những thai nhi, trẻ thơ dị dạng, những song thai dính ngược, không nguyên vẹn, khóc trong đau đớn; những thân người teo tóp, xiêu vẹo của các nạn nhân chất độc màu da cam. Theo thống kê, có 4,8 triệu người bị nhiễm chất độc, hóa học, trong  đó có 3 triệu người Việt ngày   đêm đau khổ vì bệnh tật dày vò. Thăm bảo tàng thấy sự khốc liệt của chiến tranh, thấy ý chí, nghị lực lớn lao của các chiến  sỹ cộng sản, bất chấp hy sinh, tù đày, bị cưa chân, cưa tay, teo tóp thân hình vì mất máu vẫn hiên ngang, kiên cường, thấy được những phẩm chất của dân tộc  anh hùng.

 

Vượt lên thương đau, mất mát vì sự tàn ác của Mỹ - ngụy, sự tàn phá khốc liệu của chiến tranh, con người Việt Nam vẫn nỗ lực vươn lên trong khát vọng hòa bình cháy bỏng. Em Lê Hồng Sơn, sinh năm 1978 ở Hà Tĩnh dùng đôi bàn chân tật nguyện theo đuổi nghề mộc làm ra những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, tạo việc làm 5 người cùng cảnh ngộ. Em Phạm Thúy Tình, Nguyễn Văn Phú khi sinh ra đã không có đôi cánh tay, vươn lên với có gắng cao độ để hòa nhập và thành công trong cuộc sống. Đó là các nạn nhân chất độc da cam ở cơ sở An Phú miệt mài làm ra những bông hoa thủy tinh đẹp lạ lùng đầy yêu thương. Đó là những bức ảnh trẻ thơ  nhìn nhận về chiến tranh và cuộc sống với những cảm xúc hồn nhiên và trong trẻo khi thăm quan được tập hợp tại bảo tàng, những cánh bồ cầu tung bay trên bầu trời xanh và đầy nắng, mong rằng, chiến tranh sẽ chỉ là kỷ niệm buồn; hòa bình mãi ngự trị trên quê hương Việt Nam.

 

 

                                                                           Lê Chung

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục