Nhân dân xã Tự Do trồng cỏ chăn nuôi trâu bò, cải thiện cuộc sống.

Nhân dân xã Tự Do trồng cỏ chăn nuôi trâu bò, cải thiện cuộc sống.

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp lên công tác tại xã Tự Do - một trọng những xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Dù đã chuẩn bị tinh thần trước khi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Phục dặn dò: Tự Do khó đi lắm, đoàn ta cẩn thận đấy!

 

Cung đường lên xã Tự Do khiến mấy bác tài già các sở, ngành của tỉnh kinh nghiệm dày dạn nhưng vẫn toát mồ hôi bẻ lái. Vết xe tải, xe máy quần thảo trên cung đường Ngọc Sơn - Ngọc Lâu - Tự Do. Trừ những đoạn đã cấp phối, còn lại đã trở thành sóng bùn, đường trơn như mỡ, bùn cuốn chặt lốp xe. Cánh lái xe nín thở từ cài cầu, bám đuôi nhau vượt từng mét dốc. Lên đến con dốc Cối Cáo, khu vực khó khăn nhất của xã Tự Do, bánh xe chẳng thể bám đường. Xe của Sở KĐ&ĐT dù đã cài cầu vẫn khống thể vượt dốc, bánh xe quay tít mù rồi trôi giật lùi xuống gần cuối dốc làm cả đoàn toát mô hôi, xanh mặt. Đoạn đường đến Tự Do chỉ có 23 km, vậy mà chúng tôi phải đi mất gần 2 tiếng. Mới tháng trước xe cẩu chở cột điện của nhà thầu thi công đường điện lên Tự Do còn bị lật lưng chừng núi. Thời tiết mây mù, giao thông khó khăn, tiến độ thi công các công trình phục vụ dân sinh đều chậm so với kế hoạch.

 

Lên đến Tự Do mới cảm thông và chia sẻ với những gian nan, vất vả của người dân nơi đây. Có lẽ khó khăn nhất là giao thông trắc trở. Tháng 3 chẳng phải mùa mưa mà đường cứ lầy lội. Ra đường là bùn đất. Dọc đường, người dân đi xe máy vừa đi bằng lốp, vừa bằng cả hai chân mà mà vẫn ngã.

 

Vượt qua những cung đường mưa ướt, bùn đất, gần trưa, chúng tôi đến xóm Tren. Trong tứ bề sương phủ, Phó Chủ tịch UBND xã Tự Do Bùi Văn Quynh cho biết: Tự Do là 1 trong 3 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, một phần lớn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Đất bưa bãi không nhiều, ít chỗ bằng phẳng thuận lợi cho canh tác. Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất và chăn nuôi còn rất hạn chế. Sản xuất, cuộc sống người dân phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Diện tích các cây trồng chủ lực đều thấp, lúa bình quân quân 34 tạ/ha, ngô 33,8 tạ/ha. Một số loại cây trồng khác như sắn, rau đậu ngày càng giảm. Chăn nuôi có phát triển nhưng chưa tạo được chuyển biến mạnh trong đời sống nhân dân. Làm được cân thóc, hạt ngô, trồng được cây xoan, nuôi được con gà ở Tự Do đã khó nhưng chưa thể là hàng hóa vì giao thông khó khăn. Cái nghèo dai dẳng bám theo đời sống đồng bào.

 

Tự Do là xã có hạ tầng yếu và thiếu trầm trọng. Về giao thông cả xã có 27,5 km đường nhưng chủ yếu là đường đất. Hệ thống trường học, trạm xá, thủy lợi được đầu tư giờ cũng xuống cấp. Tỷ lệ hộ dân có công trình hợp vệ sinh chỉ đạt 59%, dùng điện đạt 76%, còn 3 xóm với 180 hộ dân chưa có điện. Xã có 570 hộ gia đình, số gia đình ở nhà tạm còn tới 20%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tới 72%. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 9,7 triệu đồng.

 

Điều kiện sản xuất khó khăn, các lĩnh vực khác cũng chậm phát triển. Nhất là chất lượng giáo dục, y tế còn nhiều nan giải. Cuộc sống căn bản, lo cho trẻ tới trường cũng là nỗi vất vả của người dân nơi đây. Nhiều gia đình ít có điều kiện chăm lo cho con em học tập, tỷ lệ học sinh yếu kém, trung bình cao. Xã không có trường THPT, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học khi hết lớp 9. Xây dựng NTM ở Tự Do còn xa vời, xã mới thực hiện được 4/19 tiêu chí.

 

Chia sẻ với những khó khăn của Tự Do, Nhà nước đang triển khai các trương trình dự án như giảm nghèo, 135... nhằm cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân. Phó Chủ tịch UBND xã Tự Do Bùi Văn Quynh tâm sự: Nhu cầu đầu tư của xã thì nhiều nhưng cấp thiết nhất cán bộ và nhân dân mong muốn Nhà nước tập trung triển khai dự án đường giao thông từ Tân Mỹ- Ngọc Sơn- Ngọc Lâu- Tự Do sớm hoàn thành để mở hướng giao thương, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, mong muốn 3 xóm còn lại có điện, người dân được hỗ trợ phát triển vươn lên thoát nghèo.

 

 

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục