(HBĐT) - Tháng 6/2022, chúng tôi từ TP Hòa Bình vào huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa dự giỗ lần thứ 186 cụ Quách Văn Hiệp và ra mắt tập sách "Miền thương nhớ” của cụ Quách Thuận Lương. Các cụ gốc người Mường Khụ, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn). Cụ Quách Văn Hiệp là người có công lãnh đạo dân Mường từ Ngọc Lâu vào khai phá, lập làng vùng Lân Ru (nửa sau thế kỷ XIX), sau là châu Như Xuân và nay là 2 huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong chuyến đi này, kỹ sư thủy lợi Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tiết lộ: "Ở tỉnh Hủa Phăn (Lào) có một làng người Mường sinh sống” làm chúng tôi rất ngạc nhiên và ấp ủ ý tưởng sang Lào tìm hiểu thực hư.


Tiếng chiêng Mường trầm hùng vang lên từ bản Đon, tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Được sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, tháng 4/2023, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh thành lập đoàn công tác thực hiện chuyến đi thứ nhất sang bản Đon, tỉnh Hủa Phăn. Theo kết quả ban đầu thì cách đây hàng trăm năm, có một số gia đình người Mường từ Việt Nam tới đây khai phá rừng hoang lập làng. Đến nay, bản Đon có 101 hộ, trên 800 nhân khẩu người Mường và là 1 trong 9 dân tộc sinh sống ở tỉnh Hủa Phăn. Chất Mường chỉ còn lưu giữ trong giao tiếp nhưng đã pha trộn giữa tiếng Mường và tiếng Lào. Một số phong tục trong cưới hỏi, tang ma, cúng lễ… còn duy trì một phần theo phong tục của người Mường. Đáng tiếc là họ không còn mối liên hệ nào với quê Mường Hòa Bình. Tuy vậy, bà con nơi đây rất mong muốn tìm hiểu nguồn gốc và phục hồi văn hóa dân tộc Mường của mình.

Trân trọng mong muốn của bà con và cũng là nguyện vọng của những người hoạt động văn hóa, VHNT, Hội VHNT tỉnh đã phát động hảo tâm và nhận được 3 bộ chiêng Mường, 25 bộ trang phục dân tộc Mường, ấn phẩm Mo Mường, Sử thi Đẻ đất - đẻ nước cùng tập trường ca về Người lính tình nguyện Việt Nam với đất nước Chăm pa và hơn 20 triệu đồng của gia đình các ông: Quách Tự Hải, Nguyễn Tiến Lợi, Bùi Thanh Bình, Lưu Huy Linh, Bùi Minh Thứ, Ngô Quang Hưng và các cá nhân khác trao tặng. Tháng 9/2023, tại Bảo tàng di sản văn hóa Mường, Hội VHNT đã tổ chức lễ tiếp nhận số quà tặng nêu trên.

Ngày 5/10/2023, Hội VHNT tỉnh tổ chức đoàn công tác sang Lào đợt 2 để trao tặng quà và hướng dẫn bà con bản Đon sử dụng chiêng Mường, dân ca Mường, trang phục dân tộc Mường. Lễ trao tặng và tiếp nhận được tổ chức long trọng tại bản Đon. Ông Phu Sôn Thăm Mạ Vi Say, nguyên Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn; ông Bun Tong, Phó Giám đốc Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn (đều là người dân tộc Mường bản Đon); ông Thu Văn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hủa Phăn tham dự.

Sau lễ trao tặng, hai đội học chiêng, một đội học dân ca, một đội học sử dụng trang phục dân tộc Mường được thành lập. Lịch học và quy định của lớp học được phổ biến thông qua phiên dịch do Sở Văn hóa - Thông tin của tỉnh Hủa Phăn và thực hành dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân đến từ tỉnh Hòa Bình.

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào không có cấp xã mà dưới huyện là bản. Bản Đon lại chưa có nhà văn hóa nên toàn bộ chương trình thực hiện tại trường học. Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình dạy chiêng, Nghệ nhân Ưu tú Đinh Phương Thảo và kỹ sư Bùi Linh hướng dẫn mặc trang phục và hát một số bài dân ca Mường. Lần đầu tiên, tiếng chiêng Mường trầm hùng cất lên và vang vọng giữa núi rừng bản Đon trong niềm rưng rưng xúc động của cả chủ và khách. Những cô gái bản Đon với trang phục dân tộc Mường xen với trang phục Lào càng tôn vẻ đẹp giữa màu xanh bạt ngàn rừng núi Hủa Phăn.

Người truyền dạy mang hết tâm huyết, người học háo hức tiếp thu. Các buổi học đều kéo dài quá giờ quy định. Hết giờ, học viên ở gần thì về nhà, ở xa ở lại và ăn trưa tại chỗ. Đầu giờ, các học viên đến sớm tự ôn lại bài, sau đó giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Theo nhận xét của các nghệ nhân hướng dẫn, bà con người Mường bản Đon tiếp thu và thực hành rất nhanh.

Tuy bà con bản Đon ở hai bên QL6A nối Sầm Nưa với Xiêng Khoảng, nhưng đời sống còn rất vất vả. Ngoài QL6A cả bản chưa có mét đường nhựa hay bê tông nào. Các ngõ đều là đường đất lầy lội trong mùa mưa. Ngoài vài cửa hàng tạp hóa không có quán bán thực phẩm hay rau củ quả.

Sau thời gian ngắn dạy và học. Đúng 10h30 ngày 8/10/2023, dưới sự chứng kiến của đông đảo cán bộ và nhân dân, những cô gái bản Đon mang trang phục dân tộc Mường và trang phục Lào cùng trình diễn các bài chiêng vừa được học. Đội hình gồm hơn 30 tay chiêng trình tấu các bài séc bùa: "Đi đường”, "Bông trắng bông vàng” trầm hùng, thôi thúc và thiết tha. Từ trong lớp học, đội chiêng đi quanh sân trường, ra đường rồi trở lại trong niềm xúc động nghẹn ngào của bà con.

Buổi tổng kết và trình diễn chiêng Mường, trang phục dân tộc Mường diễn ra trang nghiêm, chân tình và đầm ấm. Thay mặt bà con bản Đon, ông Phu Sôn Thăm Mạ Vi Say nhiều lần cảm ơn Hội VHNT tỉnh Hòa Bình và đoàn công tác, nhất là các nghệ nhân đã mang đến cho cộng đồng người gốc dân tộc Mường ở bản Đon món quà vô giá. Từng chiếc chiêng, từng bộ trang phục được đánh số và giao cho từng cá nhân bảo quản, coi như báu vật trong nhà. Đây vừa là tài sản vật thể, phi vật thể quý giá của bản Đon. Trong niềm xúc động, ông Phu Sôn Thăm Mạ Vi Say kết luận: Từ nay bản Đon bắt đầu hành trình phục sinh làng Mường trên đất nước triệu voi xinh đẹp.



Lê Va

(Hội Văn học nghệ thuật tỉnh)


Các tin khác


Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 2 - Thực hiện nghiêm các khâu trong công tác cán bộ

(HBĐT) - Công tác cán bộ (CTCB) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; quan điểm, đường lối của Đảng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của nhiệm vụ then chốt, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các khâu trong CTCB và đạt  kết quả tích cực.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 1: Sản phẩm cụ thể thực hiện nhiệm vụ chính trị

(HBĐT) - Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án. 

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 3 - Nhận diện tội phạm tham nhũng, tiêu cực

 (HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực Bài 2 - Chặng đường ngắn - bước tiến dài

(HBĐT) - Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp tuy chỉ là chặng đường ngắn nhưng đây lại được xem là bước tiến dài...

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 1 -Khi "thanh gươm" đã rút ra khỏi vỏ

(HBĐT) - Đến nay, có thể khẳng định một trong những thành quả của nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp là đã đưa công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trở thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt với sự tham gia tích cực, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân...Từ những nỗ lực đó, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhiều cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm bị xử lý nghiêm khắc. Qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò, sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trên mặt trận chống "giặc nội xâm”... 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục