Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.


Ông Phạm Hồng Canh (thứ hai từ trái sang) ôn lại kỷ niệm chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa.

Chúng tôi đến thăm cựu chiến sỹ Điện Biên Mai Đại Xá ởtổ 7, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, được nghe ông kể lại những kỷ niệm không thể quên về những ngày hành quân chiến đấu, khoét núi đào hầm, gan không núng, chí không mòn, thực hiện chỉ lệnh chiến thuật "đánh chắc”, "tiến chắc”, tiếp cận cứ điểm địch, tung ra những đòn tiến công bất ngờ… phá vỡ cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm, tách hoàn toàn phân khu Hồng Cúm khỏi khu trung tâm; bắn máy bay ngăn chặn tiếp viện của địch, làm tiêu hao sinh lực địch để đi đến thắng lợi hoàn toàn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Năm 1952, khi còn rất trẻ, ông Mai Đại Xá xung phong lên đường tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, được cơ cấu vào đội trinh sát của Trung đoàn 74, Sư đoàn 316. Ông nhớ lại, quá trình hành quân, chiến đấu gian khổ vô cùng. Đơn vị hành quân lên Tây Bắc toàn đi bộ, vượt mưa rừng, gió bấc, đi từ sáng tới tối mịt. Cứ đi 3 ngày nghỉ 1 ngày, lội suối, băng rừng, quần áo cứ ướt lại khô. Gian khổ khôn cùng nhưng tinh thần chiến đấu hăng hái, chung một ý chí là độc lập, là giết giặc, không ai thoái thác nhiệm vụ. Thời điểm tháng 11/1953, anh em quan sát máy bay địch nhảy dù về Lai Châu, máy bay cứ bay đi lại bay về do thám khu vực sân bay Nà Sản. Lúc này Pháp tập trung quân ở Nà Sản, Lai Châu để tiến về Điện Biên Phủ. Trận đánh Mường Cồn ở Lai Châu là ác liệt nhất. Nhiều chiến sỹ anh dũng hy sinh trong mưa bom, bão đạn. Pháo ta dội xuống mãnh liệt, tiếng người xung phong vang dội núi rừng, sắc cờ đỏ sao vàng tung bay trên hầm địch hòa trong khói súng thôi thúc bộ đội, dân quân vững bước tiến lên.

Ông Phạm Hồng Canh, cựu chiến sỹ Điện Biên nay đã bước sang tuổi 94, hiện ở tổ 5, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình). Tuổi cao không còn minh mẫn, ánh mắt ông rưng rưng xúc động quây quần bên con cháu nhắc nhớ về những ngày tháng kháng chiến chống Pháp, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ gian khổ mà hào hùng của 70 năm về trước. Sinh ra và lớn lên ở Ý Yên (Nam Định), theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kính yêu, ông tham gia thiếu sinh quân, huấn luyện sơ bộ và được biên chế vào một đơn vị quân đội thuộc Đại đoàn 312 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cùng đơn vị, ông hành quân lên Tây Bắc. "Năm 1952, khi tham gia chiến đấu đánh sân bay Mường Thanh tôi bị thương, nhiều đồng đội mãi mãi nằm lại nơi chiến trường cho ngày toàn thắng", ông Phạm Hồng Canh bồi hồi chia sẻ.

Những kỷ niệm hào hùng của "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn” ấy vẫn không thể xóa nhòa trong ký ức của biết bao chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với khí thế sôi sục "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” của cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã hăng hái tham gia đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm, bộ đội địa phương và dân quân du kích chủ động mở nhiều đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Lê Chung


Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục