(HBĐT) - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.


Cơ sở hạ tầng các xã được đầu tư, tạo diện mạo nông thôn đổi mới trên địa bàn huyện Cao Phong. Ảnh chụp tại xã Tây Phong.

Sau hơn 3 năm thực hiện NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII, Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng. Huyện định hình quy hoạch, kết cấu hạ tầng, sản xuất được đầu tư, du lịch bước đầu có những sản phẩm mới dựa trên cảnh quan, môi trường văn hóa, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống người dân chuyển biến sâu sắc. Với quyết tâm chính trị rõ nét, Đảng bộ và Nhân dân huyện Cao Phong tiếp tục đổi mới, tạo sự thống nhất cao, huy động các nguồn lực, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, khai thác lợi thế, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trở lại Cao Phong những ngày đầu tháng 9 cảm nhận sự đổi thay rõ nét ở các miền quê. Bên cạnh vị trí thuận lợi có tuyến quốc lộ 6, đường 12B chạy qua, tuyến đường 435 lên hồ Hòa Bình qua các xã Bình Thanh, Thung Nai được đầu tư mở rộng, khai thác hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã, đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, kết nối, mang lại sự đổi thay và cơ hội lớn cho huyện Cao Phong phát triển. 

Dũng Phong là xã trung tâm vùng Mường Thàng về đích NTM đầu tiên của tỉnh (năm 2015), tiếp tục có sự thay đổi về chất trong hành trình xây dựng cuộc sống mới. Nhà cửa dân cư được đầu tư xây dựng như phố trong làng. Sân vận động, các thiết chế văn hóa, trường học, trạm y tế khang trang, rộng rãi, chợ trung tâm là nơi giao lưu, thúc đẩy giao thương trong vùng. Chủ tịch UBND xã Dũng Phong Bùi Văn Liển cho biết: Xã cơ bản chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng mía và diện tích vườn đồi sang trồng cây có múi, đồng thời coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề kinh doanh, buôn bán. Năm 2019, xã đạt tiêu chí NTM theo chuẩn nâng cao, đang hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu theo lộ trình. Hiện, toàn xã có 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đạt 53,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,06%. Cùng với Dũng Phong, tại nhiều xã có điều kiện khó khăn hơn cũng đã có sự thay đổi trong sản xuất và đời sống như các xã: Thạch Yên, Thung Nai, Hợp Phong... 

Cao Phong - Mường Thàng được ví như vùng đất bình yên và thơ mộng đang thay đổi trong tư duy, cách làm, trong chỉ đạo, điều hành đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Trong đó nổi bật là thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; khai thác tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Chủ trương, chính sách "tam nông” đang được hiện thực ở huyện Cao Phong. Những năm gần đây, huyện đạt được kết quả quan trọng trong đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa với năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng tăng. Huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm chủ lực như cam, quýt, bưởi. Thực hiện tái canh cây có múi tạo sự phát triển bền vững, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, liên kết sản xuất theo yêu cầu thị trường, từng bước chinh phục các thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm cam Cao Phong đã được xuất khẩu sang thị trường Anh quốc. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục duy trì sản phẩm mía ăn tươi, phát triển nuôi trồng thủy sản tại các xã vùng hồ như Bình Thanh, Thung Nai; chăn nuôi nông hộ theo hình thức gia trại, trang trại với các loại gia súc, gia cầm như: lợn bản địa, gà đồi, trâu, bò... góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân. 

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Trong xây dựng NTM, huyện dần xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận Nhân dân, từ đó tham gia tích cực vào chương trình bằng các hành động cụ thể, như tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công lao động... để xây dựng NTM. Đến nay, huyện có 7/9 xã về đích NTM, tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, ưu tiên các nguồn lực cho xã Thạch Yên, Thung Nai phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2023. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với các xã đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến hết nhiệm kỳ có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đồng thời, quyết liệt chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM. Đến nay, huyện đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM, còn 5 tiêu chí đang phấn đấu thực hiện đạt chuẩn vào năm 2024. 

Về du lịch, huyện đã có thành công bước đầu tạo được điểm nhấn du lịch tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa phi vật thể với những giá trị đặc sắc của văn hóa Mường Thàng… Đồng chí Bùi Yến Minh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cao Phong chia sẻ: Hàng năm, huyện thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVII ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 22/11/2017 về phát triển du lịch giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện chú trọng cải cách hành chính, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; mở rộng liên kết phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, du lịch… Trên địa bàn huyện đã có một số dự án hoạt động hiệu quả, đem lại sản phẩm du lịch mới cho du khách như: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong; khu du lịch văn hóa, tâm linh tại quần thể hang động núi Đầu Rồng, khu 3, thị trấn Cao Phong… Một số dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách vào du lịch cũng đang được triển khai như: Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bình Thanh; khu du lịch Parahills Hòa Bình; dự án xây dựng khu không gian bảo tồn di sản văn hóa mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong… Nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển các loại hình du lịch cộng đồng hứa hẹn cho du lịch Mường Thàng cất cánh, hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, thân thiện với môi trường, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Cao Phong đang tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng chất lượng cao; xây dựng Mường Thàng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài huyện.

(Còn nữa)



Hương Lan

Các tin khác


Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 5 - Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ
(HBĐT) - Sau nửa đầu nhiệm kỳ quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, công tác cán bộ (CB) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tuyển dụng đúng quy định; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm cụ thể; luân chuyển CB được đẩy mạnh; quan tâm bổ nhiệm CB trẻ, CB nữ, CB người dân tộc thiểu số; quy hoạch CB được tiến hành đồng bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu; công tác bổ nhiệm và giới thiệu CB ứng cử được thực hiện chặt chẽ, dân chủ… Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

 Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ


(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh


 Bài 1- Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục