Người sử dụng FB nên truy cập mạng FB theo khung thời gian hợp lý.

Người sử dụng FB nên truy cập mạng FB theo khung thời gian hợp lý.

(HBĐT) - Mạng xã hội Facebook (FB) đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội này thực sự đem lại nhiều hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của mạng xã hội này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.

 

Facebook dễ nghiện

“Hoa Ban Tây Bắc” là tên FB của Ngà bạn tôi. Ngà chia sẻ: Cách đây 2 năm, khi tham gia buổi họp lớp với các bạn cùng học thời đại học tại Hà Nội. Ngà trở thành người “lạc lõng” trong cậu chuyện của các bạn cùng lớp năm xưa về chủ đề FB. Mọi người ngồi nói chuyện với nhau nhưng mắt ai cũng dán vào màn hình điện thoại hoặc máy tính xách tay. Họ đang vào mạng FB. Họ đăng lên những ảnh mới chụp; chia sẻ, giao tiếp với nhau bằng tin nhắn và chat trên mạng. Ngà đã thấy lạ vì buổi họp lớp không còn sự ấm áp, thân mật của những câu chuyện, thăm hỏi gia đình, công việc cuộc sống của nhau nữa. Thực tế là hàng ngày, hàng giờ các bạn Ngà làm gì, ở đâu, cuộc sống gia đình, bạn bè như thế nào đã được đăng tải lên trang FB cá nhân và trang của nhóm lớp cả rồi. Không để bạn lạc lõng, một bạn cùng lớp đã lập ngay một tài khoản FB, hướng dẫn cách sử dụng và bắt đầu chia sẻ thông tin với Ngà.

Trong thời gian ngắn, số bạn của Ngà tăng lên rất nhanh. Từ bạn, đến đồng nghiệp, người thân…, mối quan hệ bạn bè trên FB của Ngà bắt đầu mở rộng đến con số trên 500 người. Ngà cũng có cơ hội tham gia nhiều hoạt động nhóm trên FB như: các nhóm từ thiện, hoạt động nghiệp vụ, nhóm đồng hương, cùng sở thích… Mối quan hệ rộng, thông tin nhiều, Ngà bắt đầu phải xem hình ảnh, đọc bài viết của cơ số bạn bè khá lớn đó rồi lại nghĩ việc viết những lời bình luận thật hay. Không những vậy hàng ngày Ngà cũng phải nghĩ ra viết cái gì hay, bức ảnh đẹp để đăng lên FB và lại chờ đợi xem mọi người sẽ bình luận gì, bao nhiều người sẽ quan tâm đến bài viết, hình ảnh của mình… Thời gian dành cho FB vài giờ đồng hồ cùng một số biểu hiện khác như: cứ mở máy tính là vào FB  đầu tiên; khi chụp được một bức ảnh đẹp là đăng ngay lên FB và chờ đợi xem bạn bè like và comment như thế nào; trang FB của Ngà được “chăm sóc” cẩn thận mỗi ngày nên khá đẹp, hấp dẫn, ấn tượng; hình ảnh được Ngà cập nhật theo từng album rõ nét với những chia sẻ, cảm nhận được “tỉa tót” hàng giờ,… Vậy là Ngà đã trở thành “người nghiện” FB từ lúc nào chẳng hay.

Hai mặt của Facebook

FB hiện là mạng xã hội lớn nhất và có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến người dùng Internet toàn cầu. Mạng FB đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê của trang mạng này và thông tin từ một số bài viết của các báo, Việt Nam liên tục trong nhiều năm đứng trong tốp 20 nước trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng FB lớn nhất với khoảng 20 triệu người sử dụng FB, chiếm tỷ lệ trên 71% số người sử dụng Internet và trung bình mỗi cá nhân sử dụng FB có thời lượng trung bình gần 1 h/ngày.

Những tiện ích của mạng xã hội này là: dễ dàng nắm bắt thông tin, hình ảnh về cuộc sống, công việc của những người bạn, người thân; dễ dàng tìm kiếm bạn bè, mở rộng mối quan hệ, giao tiếp trong cuộc sống, công việc; là công cụ đắc lực hỗ trợ kinh doanh, quảng bá, bán sản phẩm…Nhiều diễn đàn, cộng đồng FB được thành lập có tính hữu hiệu và tiện ích cao như: “Diễn đàn nhà báo trẻ” có trên 8.000 thành viên tham gia với nhiều thông tin, tư liệu, tài liệu có ích cho công việc, nghiệp vụ được đưa ra trao đổi, thảo luận. Hay như ở tỉnh Hoà Bình có nhóm “Cộng đồng FB Hòa Bình”, “Hội những người nói tiếng Mường” với trên 3.000 thành viên tham gia … Những trang FB này đã thể hiện tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh đẹp về về hương Hòa Bình. Nhưng trang FB này được người chủ biên đề ra những quy chế trong đăng tải thông tin, hình ảnh, có quyền xem xét cho các cá nhân tham gia trang hoặc xóa những hình ảnh, bài viết không phù hợp, không có tính xây dựng cho trang.

Thực tế hàng ngày, FB đã xâm nhập và có ảnh hưởng to lớn với cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Từ gia đình, trường học, các cơ quan, công sở  ở thành phố hay về cả những vùng quê nghèo, đâu đâu cũng gặp người sử dụng và nhắc tới FB như một thói quen, câu cửa miệng. Sửng sốt hơn là chúng tôi đã gặp không ít các em học sinh mới học lớp 3 của các trường tiểu học đã có tài khoản FB và sử dụng FB hàng ngày. Tuy câu trả lời của các em nhỏ này khi được hỏi sao cháu lại chơi FB, các cháu đều trả lời sử dụng để hỗ trợ thêm cho việc tìm kiếm thông tin, trao đổi, học tập. Nhưng thực tế để các em tiếp cận với FB quá sớm là không tốt. Cũng là người sử dụng FB nên tôi biết. Sự cập nhật FB dễ dàng, thông tin hình ảnh, video đăng tải dễ dãi; ngôn từ, câu chữ của nhiều người sử dụng FB cũng không theo chuẩn mực, có nhiều người còn chửi bậy, đăng tải nhiều hình ảnh không đẹp mắt… Các em nhỏ hay các bạn trẻ khi tiếp cận điều này dễ bị ảnh hưởng, học theo và trở thành thói quen khó sửa.

Ngoài ra, với tính chất dễ nghiện, người sử dụng FB đã khiến nhiều người rơi vào lối sống ảo, trở thành “con người ảo”, tôn sùng cái tôi một cách quá mức, thiếu kỹ năng sống, giao tiếp… ảnh hưởng đến học tập, công việc, sức khỏe, thị lực giảm, căng thẳng thần kinh, ức chế suy nghĩ. Người dùng mạng FB có thể khai báo, sử dụng, trao đổi, chia sẻ các thông tin, thông điệp một cách công khai, bán công khai hay hoàn toàn bí mật. Điều này đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng có thể ẩn nick để làm việc riêng trong giờ hành chính; FB còn có khả năng lan truyền thông tin nhanh qua chia sẻ thông tin dễ dàng, đánh dấu người cần thiết cho việc truyền tin nên nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để thực hiện mục đích xấu như bôi nhọ, vu cáo, bình luận xuyên tạc các vấn đề… Đặc biệt, nhiều trường hợp đã lợi dụng mạng xã hội, giả danh, lợi dụng, chiếm đoạt tiền, tình; móc nối dụ dỗ các nạn nhân tham gia các đường dây tội phạm, tệ nạn; lấy trộm nick trên mạng xã hội rồi sử dụng vào mục đích xấu… mà vẫn có thể lẩn trốn nhanh bằng cách xóa các bài viết hoặc tắt sự hiện diện trên FB...

“Cần sử dụng Facebook một cách đúng mực, có định hướng”

Đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, bài báo, tạp chí trước thực trạng giới trẻ lạm dụng FB và “đi lạc” trong thế giới ảo này. Ngoài sử dụng FB một cách chừng mực, có định hướng và chủ động, mỗi cá nhân sử dụng FB nên sắp xếp thời gian biểu cụ thể cho từng việc học hành, vui chơi, truy cập Internet (chỉ nên truy cập mạng FB một ngày 1 lần khoảng 20 phút là vừa); khi tham gia FB cần xác định rõ mục tiêu sử dụng; thiết lập các cảnh báo, thông báo qua email; thiết lập các mục riêng tư để không bị các thông tin từ người dùng, nhóm trên mạng FB làm phiền… Chỉ xem FB như một công cụ tiện ích chứ hoàn toàn không phải là toàn bộ con người, cuộc sống của bạn; mỗi cá nhân nên mở lòng với cuộc đời thực; lúc rảnh rỗi, quan tâm tới gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện… Đặc biệt, mỗi gia đình nên quan tâm hơn đến con trẻ, có định hướng cho các em khung thời gian và mức độ sử dụng mạng Internet hiệu quả và không nên cho các em sử dụng mạng FB khi còn là học sinh tiểu học…

 

                                                                          Hồng Duyên

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục