Thành phố Hòa Bình được trang hoàng để chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ 2014.

Thành phố Hòa Bình được trang hoàng để chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ 2014.

(HBĐT) - “Mùa xuân Hòa Bình ơi, xanh xanh núi Đúng sông Đà, mùa xuân Hòa Bình ơi, điện dâng ánh sáng chan hoà, bản Mường em vui ngày hội xuân, ngọt ngào sao câu hát ví. Cồng ngân đánh điệu đón dâu, chàng trai phố núi rước người quê xuôi Hòa Bình ơi...”. Có lẽ vì khúc ca như lời mời gọi ấy nên năm nào cũng vậy, cho dù những ngày cuối năm công việc tất bật là thế mà mấy đứa bạn thời đại học của tôi cũng khấp khởi rủ nhau từ thủ đô hoa lệ lên thăm Hòa Bình. Để rồi cả nhóm lại được ngồi bên dòng sông Đà ngắm ánh điện lung linh soi rọi dòng sông và ngâm nga mấy bài hát quen thuộc cứ như những đứa con lâu ngày về thăm quê.

 

Có dịp được tạm quên những lo toan thường nhật, cùng đắm mình với vẻ đẹp, sự thanh tao của trời mây, sông nước ngày xuân và được ngắm đường phố nhộn nhịp những ngày cuối năm mới thấy cuộc sống đã thực sự đổi thay. Cậu bạn tôi xuýt xoa: “Thành phố Hòa Bình phát triển nhanh thật đấy. Mươi năm trước làm gì có những tuyến đường một chiều to đẹp thế này, cũng làm gì đã có khu công nghiệp, trung tâm thương mại. Giờ thì rõ nét hết cả rồi. Thành phố còn có cả biểu tượng riêng mang đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc làm cho phố phường thêm bề thế”. Câu nhận xét khách quan của bạn khiến tôi cũng thấy tự hào. Mà đúng quá đi chứ, ngược thời gian về với cái thời lần đầu tiên mời các bạn lên chơi Hòa Bình mới thấy sự khác biệt khá xa. Ngày đó làm gì có sẵn xe máy, mượn quanh cả xóm mới được ba cái xe đạp cà tàng để 6 đứa rong ruổi ra thị xã (nay là thành phố), rồi sang sông chơi. Phải hôm nước sông dâng cao, cầu phao bị cắt chờ mãi mới có phà. Vốn quen sống ở thủ đô, lần đầu đi phà mấy đứa cứ im thin thít vì sợ. Lúc đó nhìn sự lo lắng của các bạn mà lòng cứ thầm ước mong thị xã mình sớm có cây cầu nối đôi bờ sông Đà. Cả buổi gò lưng đạp xe, mồ hôi lướt thướt muốn tìm nơi thư giãn, giải khát mà quán sá thưa thớt, vắng vẻ. Thị xã chỉ có mỗi chợ Phương Lâm còn gọi là đông đúc, hàng hóa phong phú để rủ bạn đến ngắm nghía.

 

Nhớ lại chuyện xưa mới thấy cuộc sống đã sang trang mới. Dẫu biết rằng phát triển là quy luật tất yếu của xã hội. Song phát triển từ một điểm xuất phát thấp và từ một miền đất còn những điều bất lợi thì quả là điều đáng trân trọng. Từ khi được công nhận lên thành phố, bộ mặt đô thị, cuộc sống của người dân thành phố Hòa Bình đã thực sự đổi mới. Đúng như lời của Bí thư Thành ủy Trần Văn Hoàn: “Những kết quả quan trọng đạt được trên các lĩnh vực là quyết tâm cao của cả Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức để phát triển nhằm tương xứng là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Chính sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị là sức mạnh nội sinh của thành phố trên con đường phát triển.

 

Có thể khẳng định, thực hiện NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, hoạt động, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng có nhiều đổi mới. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, cấp ủy đã tập trung xây dựng và tổ chức làm việc theo đúng quy chế, chú trọng phân công, phân cấp rõ ràng, chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể. BTV Thành ủy và từng cá nhân cấp ủy được phân công phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực đã phát huy vai trò trách nhiệm, thay đổi phong cách, lề lối làm việc hướng đến bám sát cơ sở, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực để phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ chất lượng cao. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp vừa và nhỏ; tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch có ưu thế về nguyên liệu, thị trường gắn với BVMT. Thành phố cũng đa dạng hóa thu hút vốn đầu tư; quan tâm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư các công trình, dự án: cụm công nghiệp, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng NTM...

 

Nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, TPHB có tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đat 856 tỷ đồng. Qua đó đã xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng 23 công trình, trong đó có một số công trình trọng điểm như: đường Thịnh Lang, đường Trương Hán Siêu, nâng cấp vỉa hè, hệ thống thoát nước đường Chi Lăng, An Dương Vương. Thành phố cũng thực hiện có hiệu quả chủ trương cứng hóa đường GTNT với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đươc 24,9 km với tổng kinh phí 11,93 tỷ đồng. Hệ thống điện chiếu sáng được trang hoàng đến tận thôn, xóm, KDC. Nhờ vậy, không chỉ bộ mặt đô thị mang diện mạo, tầm vóc mới mà vùng ven đô cũng mỗi ngày càng văn minh, hiện đại hơn. 

 

Một trong những điểm nhấn cho bộ mặt đô thị trong 2 năm gần đây là thành phố Hòa Bình đã có biểu tượng riêng của mình, trở thành điểm đến cho người dân và du khách. Đó là một biểu tượng được xây dựng bên bờ trái sông Đà mang ý tưởng 6 bông lúa vươn lên từ mặt nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho 6 dân tộc chính của tỉnh đoàn kết xây dựng Hòa Bình thành một đô thị hiện đại, văn minh. Hình ảnh cọn nước đại diện cho văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng nằm ở vị trí trung tâm của biểu tượng thể hiện sự quyết tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống độc đáo và đậm đà bản sắc của cả vùng. Biểu tượng thứ 2 được đặt bên bờ phải, xây dựng mang hình dáng của một khối lập phương xiên biểu trưng cho 6 dân tộc chính và nền văn hóa Hòa Bình. Đây là biểu tượng ba chiều phát triển từ một họa tiết thổ cẩm Tây Bắc được lồng ghép khéo léo để mỗi người có thể cảm nhận được hình tượng họa tiết đó từ bất cứ hướng nhìn nào trong không gian. Đồng thời thể hiện sự kết nối truyền thống và hiện đại trong một biểu tượng mang tính văn hóa. Việc xây dựng hai biểu tượng giữa trung tâm TPHB đã thể hiện rõ sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trong thời kỳ CNH-HĐH, song việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được đặc biệt coi trọng. Đây chính là nét riêng để TPHB luôn để lại sự vương vấn cho những ai đã từng một lần đến.

 

 

 

                                                                              Hoàng Nga

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục