Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.

Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.

(HBĐT) - Chưa bao giờ việc lén lút đi lao động ở Trung Quốc lại rộ lên trở thành “phong trào” và cuốn nhiều người vào vòng xoáy tìm giấc mơ đổi đời như năm nay. Toàn huyện Kim Bôi có trên 200 người theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Bước chân ra đi đem theo niềm hy vọng nhưng nhiều người đã gặp phải địa ngục và vội vã tìm đường trở về với hai bàn tay trắng cùng món nợ hoặc bị giam cầm trước khi bị trục xuất.

 

Đày thân nơi xứ người

 

Tháng 7, mùa thu hoạch ngô ở bản Dao Hạ Sơn, xã Tú Sơn. Vài chục tải ngô chất đầy ngoài hiên nhà ông Lý Kim Thành. Chưa kịp khen gia đình thu hoạch nhiều ngô, người đảng viên 30 tuổi Đảng đã ngậm ngùi nói: Năm nay, không có người làm nên chỉ được có vậy, chứ vụ trước ngô chất đầy cả trong nhà. Chẳng là hai con trai và con dâu theo người làng đi sang Trung Quốc lao động hết. Khổ quá, hai đứa lần mò tìm đường về hôm 3/7, còn một đứa con trai chưa về được. Chúng tôi lo lắng gầy rộc cả người. Thấy bố, mẹ chồng trải lòng, con dâu Hoàng Thị Lan nghẹn ngào: Chúng em vừa cưới nhau, muốn có ít vốn làm ăn, lại thấy người làng rỉ tai nhau đi sang Trung Quốc làm lương cao, không cần giấy tờ gì nên hai vợ chồng bị “hút” luôn. Vay mượn được 6,4 triệu đồng nộp cho người môi giới, 7 giờ tối ngày 17/2, chúng em cùng một số người làng bắt xe lên Lạng Sơn. Một phụ nữ trung tuổi đợi sẵn dẫn đường đi bộ đến một cái nhà hoang. Đến 9 giờ, người phụ nữ này cho chúng em lên xe ô tô cùng 30 người khác đi một mạch cả ngày đêm đến Phúc Kiến. Sau đó, chúng em vào làm tại một xưởng giày da, mỗi ngày làm 12 giờ. Vừa làm được một tháng thì bị người ta đưa đến xưởng khác ở Quảng Đông. Bao nhiêu công sức hai vợ chồng bỏ ra cả tháng bị ông chủ quỵt mất. Chỗ mới cũng chẳng tử tế gì, người ta hứa trả 2.000 tệ/tháng nhưng tháng đầu tiếp tục bị giữ lương. Ba tháng sau người ta cũng chỉ trả cho 2 vợ chồng vẻn vẹn 700 tệ, nói là trừ vào tiền xô, chậu, đồ dùng. Ức quá, em nhờ một người biết tiếng Trung bày tỏ hộ bức xúc, lúc đó ông chủ mới trả cho 1.200 tệ. Lao động vất vả nhưng bữa cơm chỉ có rau, đậu, 1 – 2 tuần mới có miếng thịt. Nhớ về bữa cơm ở nhà nhiều lần em bật khóc, chồng phải dành nốt số tiền còn lại mua 1 hộp mỳ tôm để ăn. Vỡ mộng, chúng em theo một số người cùng xưởng tìm đường về. Khi bắt xe đến gần cửa khẩu Lạng Sơn, chúng em phải nộp mỗi người 5 đồng và đi bộ hơn 20 phút đường đất. Mặc dù trong túi chỉ còn vẻn vẹn đúng 300.000 đồng và phía trước là món nợ nhưng chúng em vẫn sung sướng vì được trở về quê. Bây giờ có “các vàng” em cũng không dám đi nữa, ở nhà trồng ngô, mía vẫn hơn.

 

Khổ nhục hơn Lan, người cùng làng Triệu Văn Hùng bỏ qua lời can ngăn của gia đình vượt biên sang Trung Quốc đêm 16/2. Nghe lời quảng cáo của đối tượng Lý Văn Thuận ở xã Tây Phong (Cao Phong), Hùng vay mượn họ hàng mấy ngày mới được 4 triệu đồng nộp cho Thuận. Không ngờ, vay tiền sang đó để được… đi tù! Hùng kể: Bây giờ nhớ lại vẫn còn ớn lạnh. Đêm đó, ông Thuận đón xe cho em và 30 người khác đến Lạng Sơn. Đến nơi, mọi người dừng lại đổi tiền và đi bộ khoảng 1 giờ lội qua ruộng. Sau đó, chúng em tách nhóm lên 2 xe. Chiếc xe 6 chỗ nhưng tháo hết ghế và nhét 15 người cùng đồ đạc, mọi người phải lúc nhúc nằm lên nhau. Đi được một chặng, có người dẫn đến trú đêm tại một cái nhà hoang, không chăn màn. Có người tên Bắc mang ít gạo, rau đến mọi người tự nấu ăn rồi sởi lửa  qua đêm. Buổi sáng sau vài lần đổi xe, đoàn đến Phúc Kiến và vào làm tại xưởng giày, 12 giờ/ngày. Miệt mài làm đến ngày thứ 26 thì công an Trung Quốc bất ngờ ập vào xưởng. Thấy vậy, 2 người cùng ở Hòa Bình bỏ trốn. Em và 20 người khác bị dẫn giải về đồn công an lúc 22 giờ. Thông qua phiên dịch, người ta hỏi cung và bắt điểm chỉ vào nhiều tờ giấy mà không biết nghĩa là gì. Đến 2 giờ sáng hôm sau, em bị đưa vào phòng giam, nơi chỉ có một cái lỗ hình vuông vừa lọt một cái gáo múc nước. Đến giờ ăn thò gáo ra có người đổ lẫn lộn cả cơm canh vào đó. Được 57 ngày, em bị chuyển sang giam ở một nơi khác. Đây đúng là “địa ngục trần gian”, phòng giam kín mít, không lỗ thông gió, chỉ có một cửa chính đến giờ ăn mới mở ra. Mỗi ngày chỉ được ăn 2 bữa cơm, rau hoặc đậu, không thịt vào lúc 12 giờ trưa và 6 giờ tối. Cơ cực thêm 21 ngày nữa, người ta trục xuất em về nước ngày 14/6.

 

Nâng cao nhận thức, cảnh giác cho người dân

 

Theo thống kê của Công an huyện Kim Bôi, toàn huyện có trên 200 người xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc, đa số đều ở lứa tuổi lao động. Phần lớn họ lén lút ra đi vì hoàn cảnh khó khăn, mong có thu nhập cao. Mỗi người đi phải nộp cho đối tượng môi giới gần 4 triệu đồng. Nhiều người biết đi lao động “chui” là vi phạm pháp luật nhưng do rủ rê, hứa hẹn của đối tượng môi giới và hoàn cảnh khó khăn nên đành làm liều. Tuy nhiên, khi sang đến nơi, mọi chuyện không như quảng cáo. Những người trở về kể lại, công việc của họ là công nhân giày da, đúc gang… Họ phải lao động vất vả 12 giờ/ngày, bị quỵt lương, di chuyển nhiều nơi, sống khổ cực và nơm nớp lo bị công an bắt giam. Mất công, giảm sức khỏe và bị mắc nợ nhưng tất cả đều ngậm ngùi, không dám kêu. Trong đó, tập trung ở các xã Tú Sơn, Bắc Sơn, Vĩnh Đồng… Trưởng công an xã Tú Sơn Bạch Công Luyện cho biết: Toàn xã có 53 người xuất cảnh sang Trung Quốc. Trong đó, chỉ có 4 người có hộ chiếu. Đến nay đã có 29 người trở về, 1 phụ nữ lấy chồng người Trung Quốc. Người dân đi lao động “chui” theo vài đối tượng môi giới khác nhau. Đường vượt biên trái phép cũng khác nhau, có người đi qua sông, qua ruộng, núi… Chưa bao giờ xã Tú Sơn lại xảy ra hiện tượng nhiều người cùng rủ nhau ồ ạt đi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc như năm nay. Công an xã đã xuống các xóm nắm tình hình và tổ chức các buổi tuyên truyền tại các cuộc họp thôn.

 

Đồng chí Đào Văn Minh, Trưởng Công an huyện Kim Bôi cho biết: Xuất cảnh trái phép là vi phạm pháp luật. Song, những người này chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn, nhận thức hạn chế. Do đó, biện pháp chủ yếu tập trung vào nắm bắt di biến động nhân khẩu, hộ khẩu; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không nghe lời kẻ xấu hứa hẹn và kêu gọi, vận động người thân về nước. Chưa có thông tin từ người trở về là bị đánh đập nhưng đây cũng có thể là mầm mống cho những loại tội phạm khác như mại dâm, vận chuyển hàng cấm và nhiều mục đích khác. Vấn đề này cần được các cấp, ngành cùng vào cuộc giải quyết, trong đó có giải pháp bền vững là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 

                                                       

                                                              Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục