Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.

Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.

(HBĐT) - Chúng tôi, những người lần đầu tiên được đặt chân đến Miền Đồi (Lạc Sơn) không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền sơn cước này. Những ai đã từng được chiêm ngưỡng qua phim ảnh hay tận mắt chứng kiến và hòa mình vào xứ sở ruộng bậc thang như Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Căng Chải (Yên Bái) hẳn cũng sẽ thốt lên những mỹ từ dành cho cảnh sắc nơi đây. Được chiêm ngưỡng cảnh sắc và tìm hiểu về đời sống của bà con, với chúng tôi, Miền Đồi như một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa thể bứt phá vì còn nhiều “nút thắt”...

 

Những tín hiệu tích cực từ xây dựng NTM

Đồng chí Bùi Văn Bích, Phó Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: Năm 2010, con đường nhựa được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế, từng bước XĐ-GN. Năm 2011, chương trình xây dựng NTM được triển khai đã thực sự trở thành động lực để xã có những bước tiến mới. Sau 5 năm thực hiện, đến nay, Miền Đồi đã hoàn thành 6 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giáo dục, Thủy lợi, Cơ cấu lao động, Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh và ANTTXH; đời sống của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người tuy còn ở mức thấp so với mặt bằng chung nhưng so với thời kỳ trước đã đã tăng lên gấp đôi: từ 4-5 triệu đồng (trước năm 2011) tăng lên 10 triệu đồng/người/năm (năm 2014); tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 4-5%/năm. Từ chỗ sử dụng nguồn nước không đảm bảo, đến nay, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh đã đạt 96% (850/888 hộ); số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh cũng đã tăng lên 62,9% và xã phấn đấu nâng con số này lên 75% trong năm 2015. Ngoài ra, nề nếp, lối sống, các phong tục, tập quán về ma chay, cưới hỏi cũng đang từng ngày thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, điều đáng mừng nhất là người dân đã thấu hiểu xây dựng NTM là đem lại lợi ích cho chính mình nên tất cả đều nhiệt tình hưởng ứng và từng bước phát huy vai trò chủ thể của mình. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua hành động hiến đất, chặt cây cối, đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông. Cũng từ sự chuyển biến tích cực trong nhận thức đó, một số hộ đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với sự xuất hiện của một số mô hình về nuôi gà thả đồi, chăn nuôi trâu, bò. Trên những thửa ruộng bậc thang nhiều giống lúa mới có năng suất cao cũng được chú trọng đem vào canh tác nên từ chỗ thiếu ăn, hiện nhiều hộ đã đảm bảo về lương thực. Bên cạnh đó, người dân còn trồng cỏ voi để từng bước chủ động về nguồn thức ăn cho gia súc. Thế nhưng, để cán đích trong hành trình xây dựng NTM thì con đường phía trước mà Miền Đồi phải trải qua thực gian nan, trắc trở.

Vẫn còn nhiều “nút thắt”...

Tuy có sự quan tâm, đầu tư của các cấp ủy, chính quyền nhưng phải thừa nhận rằng, với xuất phát điểm thấp, trong khi điều kiện về mặt địa lý, tự nhiên lại vô cùng khó khăn đã tạo ra những “nút thắt”  trong công cuộc xây dựng NTM của xã vùng cao này.

Cầu Tre – Giao (xóm Tre, xã Miền Đồi, Lạc Sơn) đã xuống cấp nghiệm trọng, tiềm ẩn nhiều nguuy hiểm khi hằng ngày vẫn có nhiều lượt người qua lại.

Cơ sở vật chất mặc dù đã có những bước tiến dài so với thời kỳ trước nhưng hiện vẫn còn nhiều điều bất cập. Trụ sở UBND xã vẫn còn tình trạng dồn phòng, chưa đủ phòng làm việc lãnh đạo ủy ban và các ngành, hội nên hiệu quả công việc chưa cao. Trong khi đó, cơ sở vật chất của 3 trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) chưa thật sự đáp ứng: 2 phòng học ở trưởng Tiểu học Chi Vôi Thượng xuống cấp trầm trọng không đảm bảo học tập và làm việc, tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập còn phổ biến. Cơ sở vật chất văn hóa ở các xóm vẫn còn thiếu, hiện nay còn 6 xóm chưa có nhà văn hóa, việc tổ chức hội nghị xóm phải họp nhờ vào nhà dân. Tỷ lệ hộ nghèo cao (48,2%), trong khi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao còn chậm và sự áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế khiến cho mục tiêu nâng cao mức sống của người dân cũng là bài toán khó.

Vấn đề nan giải và cấp thiết nhất lúc này là đường giao thông. Miền Đồi có 12 xóm, 888 hộ, 4.169 nhân khẩu, địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác nên giao thông đi lại khá trắc trở. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: các xóm cách xa trung tâm xã như xóm Riêng, Vôi Thượng, Vôi Hạ... đều chưa có đường bê tông nên hàng hóa, nông sản của bà còn làm ra rất khó tiêu thụ. Năm ngoái vào mùa mưa, người dân ở Vôi Thượng muốn bán măng bầu phải chằng xích vào lốp xe máy mới vận chuyển đi được, các em học sinh đi học cũng gặp vô vàn khó khăn. Đặc biêt, Miền Đồi có 2 cây cầu treo dân sinh hiện đã xuống cấp rất nghiêm trọng, đó là cầu Tre - Giao (xóm Tre) và cầu xóm Bái. Cầu Tre – Giao sau nhiều năm đưa sử dụng, do bị mưa lũ tàn phá, hiện chỉ còn dây cáp và vài thanh sắt đều đã hoen gỉ, thời gian qua người dân dùng tre, bương chắp vá để đi lại. Còn cầu xóm Bái nối liền với xóm Vôi Hạ đã xuống cấp 3 năm gần đây, hiện chỉ còn khung cầu và cáp sắt. Cầu không thể lưu thông nên vào mùa mưa lũ xóm Vôi Hạ sẽ bị cô lập. “Bà con chúng tôi mong được cấp trên quan tâm, tu sửa lại cầu để các cháu đi học an toàn và chúng tôi yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế”, anh Bùi Văn Lòn, xóm Tre gửi gắm.

Rời Miền Đồi khi nắng đã khuất dần sau những ngọn đồi, những thửa ruộng bậc thang như níu chân chúng tôi, thế nhưng, hình ảnh những cây cầu chòng chành, những con đường gập gềnh sỏi đá đang “cản đường” hành trình  xây dựng NTM ở nơi này khiến chúng tôi rất trăn trở.

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

Các tin khác


Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục