có việc làm, nhiều người dân đi buôn cau mặc cho công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

có việc làm, nhiều người dân đi buôn cau mặc cho công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...

 

Những năm trước, cau giá rẻ chỉ từ 10 - 20 nghìn đồng/10kg. Thế nhưng, năm nay, cau “sốt” giá, từ 20 - 30 nghìn đồng thời điểm đầu vụ, đến nay, tăng lên 100 nghìn đồng/10kg. Có cơ hội kiếm tiền một số người dân đã thành lập nhóm đi buôn cau. Được chứng kiến những màn leo cây thót tim, chúng tôi không khỏi ái ngại với công việc mang tính thời vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Anh Bùi Văn Năm, xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) là một trong những người đi hái cau từ đầu vụ, sau gần 2 tuần ròng rã, khi kiếm được ít tiền, anh rủ đứa cháu lên Mai Châu “săn” cau. Theo anh Năm, cau Mai Châu quả to, mẫu mã đẹp hơn  vùng khác nhưng người dân trên đây không bán, nếu có bán thì họ lại bán với giá cao. Vất vả cả ngày, anh chỉ mua được hơn 90 kg. Sau khi bán cho thương lái, hai chú cháu mỗi người chỉ lãi hơn 100 nghìn đồng. Tuy lãi không nhiều nhưng nhóm anh Năm còn may mắn hơn nếu so với nhóm anh Trang. Nhóm này có 4 người, gom góp cả ngày được gần 200kg cau, nếu bán với mức giá 150 nghìn đồng/10kg như hôm trước thì mỗi người sẽ được khoảng hơn 200 nghìn tiền lãi. Thế nhưng, thương lái chê cau nhỏ nên một nửa trong số đó bị trả lại, một ngày rong ruổi coi như không công. Trong nhóm này, anh Bùi Văn Hoàn, xóm Ót, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) là “lính” mới, anh Hoàn cho biết: “Thấy mọi người rủ nhau đi, kiếm được tiền nên tôi cũng đi, không ngờ đen đủi, vất vả cả ngày mà không được đồng nào”.

Để thu được gần 2 tạ cau, 4 người trong nhóm đã thay nhau leo đến gần trăm cây. Tính ra, mỗi cây chỉ được 2 - 3 kg quả vì cách đó vài ngày các nhóm khác đã hái hết những quả to. Thân cau nhẵn, cao đến cả chục mét, trong khi đồ nghề của những người hái cau chỉ có duy nhất cái nài (một đoạn vải buộc lại cài vào chân để tăng độ ma sát - NV). Thế nên, những chuyện rủi ro với người trèo hái cau là không hiếm. Như trường hợp của anh Hoạn suýt gặp tai nạn khi leo lên gần đến buồng cau thì anh phát hiện ra thân cây bị mục một bên. Dù được mọi người khuyên anh xuống nhưng tiếc công, anh tiếp tục leo lên. May mắn là không có tại nạn đáng tiếc xảy ra.

“Nếu các cây ở gần nhau, chúng tôi sẵn sàng vin từ cây này chuyển sang cây kia, nguy hiểm nhưng đỡ tốn sức và thời gian”, anh Trang cho biết. Liều lĩnh là vậy nhưng anh Trang bảo cũng đã nhiều lần rùng mình khi trèo cau trong những ngày mưa, thân cau trơn trượt hay những lần gặp phải tổ ong, kiến, rắn nếu không may rất có thể xảy ra tại nạn đáng tiếc. Thực tế, vụ tai nạn của một người ở Mai Châu xảy ra cách đây chưa lâu vẫn còn khiến anh Trang bị ám ảnh mỗi khi nhớ lại: khi anh này leo đến quá nửa thì cây cau bị gãy đôi. May mắn là cây đổ vào cây nhãn cạnh đó nên anh may mắn thoát chết.

Nhìn hình ảnh những tay buôn thời vụ mặc cho nguy hiểm luôn rình rập, hằng ngày vẫn leo lên những thân cau cao vút và khuôn mặt rầu rĩ của những người trong nhóm anh Trang sau một ròng rã không công, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Một công việc mà hiểm họa luôn rình rập, thật đáng để suy ngẫm!

 

 

 

                                                                                  Viết Đào

 

 

Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục