Ông Lường Văn Liên vẫn chưa hết bàng hoàng khi cơ ngơi của gia đình ông bị thiêu trụi chỉ trong 3 tiếng đồng hồ.

Ông Lường Văn Liên vẫn chưa hết bàng hoàng khi cơ ngơi của gia đình ông bị thiêu trụi chỉ trong 3 tiếng đồng hồ.

(HBĐT) - Đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại là cán bộ hưu trí, những tưởng cuộc sống về già sẽ an nhàn bên con cháu nhưng với 2 đứa con dị tật từ nhỏ, từ khi về hưu 2 ông bà vẫn hằng ngày tất bật công việc đồng áng để lo toan cho gia đình. Dẫu vất vả nhưng cuộc sống sẽ êm đềm trôi đi nếu tai họa không ập đến khi “bà hỏa” đã cướp đi gần hết cơ ngơi của họ sau bao nhiêu năm vun vén.

 

Chủ nhân của câu chuyện không may đó là vợ chồng ông bà Lường Văn Liên và Hà Thị Minh, ngụ tại xóm Thượng, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc. Nhận được thông tin về vụ việc, sau khi liên hệ với đồng chí Quách Công Lâm, Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng để xác minh, chúng tôi ngược lên Đồng Ruộng để ghi nhận sự việc.

Gần 10 giờ sáng ngày 8/3, chúng tôi có mặt ở gia đình ông Lường Văn Liên, lúc này, rất đông bà con hàng xóm, láng giềng đang tập trung để dựng lại một ngôi nhà tạm cho gia đình ông có chỗ trú mưa, trú nắng. Được biết, vợ chồng ông Liên đều là cán bộ hưu trí và lương hưu của 2 người được 4 triệu đồng/tháng. Ông bà sinh được 6 đứa con, 5 gái, 1 trai, trong đó 1 người con đã mất, 3 cô con gái đi lấy chồng, hiện sống với ông bà có anh Lường Ngọc Huy (sinh năm 1979) và chị Lường Thị Hiền (sinh năm 1984). Cả hai người đều bị dị tật bẩm sinh, không có khả năng lao động và hiện được hưởng trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Cũng do hạn chế về nhận thức, trong phút giây nghịch ngợm, anh Huy đã vô tình gây ra tai họa đối với gia đình.

 

“Tắt lửa, tối đèn có nhau”, bà con hàng xóm, láng giềng tập trung quyên góp và dựng lại ngôi nhà cho gia đình ông Liên có chỗ ơt tạm thời.

Ông Liên năm nay đã 78 tuổi, người gầy đen, khuôn mặt khắc khổ hiện rõ sự vất vả đang nhặt nhạnh, gom những khúc gỗ đã cháy đen chất thành một đống. Ông rầu rĩ kể về sự việc xảy ra vào ngày 5/3: “Mọi ngày 2 vợ chồng tôi đi làm thì 2 đứa nó vẫn ra màn thang chơi, nhưng hôm rồi chẳng hiểu sao lại vào nghịch lửa trong bếp. Do bếp có nhiều ngô để cả vỏ và rơm rạ bùi nhùi nên lửa bén nhanh, lúc nghe tiếng nổ, kèm theo tiếng tri hô của mọi người thì lửa đã cháy lan lên tận mái nhà rồi”.

Anh Lường Văn Sứ, một người dân trong xóm và là người đầu tiên phát hiện ra sự việc vẫn nhớ như in: “Lúc đó khoảng 9 giờ sáng, nghe tiếng nổ và thấy khói đen bốc lên nghi ngút, tôi liên tri hô mọi người. Lúc đấy, anh Huy vẫn đang ở trong nhà, may sao tôi vẫn kéo anh chạy kịp, nếu không thì mất cả người rồi”. Theo chia sẻ của ông Liên, ngôi nhà sàn bị cháy được xây dựng từ năm 1980, toàn gỗ tốt và được trả giá 250 triệu đồng. Cùng với ngôi nhà, bộ ghế sa lông, 1 bộ phản gỗ, bếp ga, bếp từ mà vợ chồng ông bà dành dụm tiền bao năm sắm được nay bị thiêu trụi. Ngoài ra, 20 tải thóc (mỗi tải khoảng 40 kg), 5 tạ ngô hạt và 2 triệu đồng tiền mặt cũng bị cháy thành than. Bà Hà Thị Minh, vợ ông Liên, 71 tuổi nhìn 2 đứa con tật nguyền thở dài: “Bây giờ nhà cháy rồi, tài sản trong nhà chỉ còn có mỗi 1 con trâu và 2 con bò thôi. Chúng tôi già rồi, sống được ngày nào hay ngày đấy thôi, chúng nó tật nguyền như thế, sau này chẳng biết trông cậy vào ai”.

Cháy Tài sản bao lâu nay ông bà chắt chiu chẳng còn. Điều khiến ông bà an ủi lúc này là tình làng, nghĩa xóm. Người cho gạo, người cho xoong nồi, cho chăn, chiếu, màn, thậm chí vừa cho chịu ngói Pro - xi măng, vừa tặng 50 tấm để ông bà lợp ngôi nhà tạm. Ông Ten, em trai ruột ông Liên chia sẻ: “Dù là cán bộ hưu trí nhưng tuổi già, lại phải nuôi 2 đứa con tật nguyền nên cuộc sống cũng thiếu thốn lắm. Giờ như này thì... May có hàng xóm, láng giềng mỗi người giúp một tay. Đến chiều là có nhà để ở tạm rồi”.

Theo đồng chí Hà Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho biết: Gia đình ông Liên thuộc diện hộ nghèo theo kết quả rà soát nghèo đa chiều. Ngay sau khi biết tin, nhiều bà con trong xóm và các xóm lân cận đã đến chia sẻ, động viên và giúp đỡ cho gia đình ông Liên dựng lại ngôi nhà tạm để họ sớm ổn định cuộc sống. UBND xã cũng đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, nhất là MTTQ và Hội chữ thập đỏ có phương án hỗ trợ và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng.  

Với những mất mát to lớn, lại thêm tuổi cao, sức yếu và 2 đứa con tật nguyền, gia đình ông Liên cần lắm sự giúp đỡ từ cộng đồng.

 

                                                                          Viết Đào

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục