(HBĐT) - Để thu hút đông đảo người dân tham gia, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), huyện Mai Châu chú trọng tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa. Điều này đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật.


Hình thức sân khấu hóa là nét mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Mai Châu. (Ảnh chụp tại Hội thi tìm hiểu về pháp luật năm 2018 ở xã Ba Khan).

Mai Châu là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, địa bàn rộng, địa hình đồi, núi chia cắt nên nhận thức về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Những năm qua, công tác TTPBGDPL luôn được phòng Tư pháp huyện phối hợp với các ngành, đoàn thể chú trọng. Đồng chí Hà Công Định, chuyên viên phòng Tư pháp huyện cho biết: "Hằng năm, phòng tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật đến cơ sở, hình thức chủ yếu là thông qua các hội nghị. Năm 2017 đã tổ chức hội nghị ở 10 xã, thu hút trên 600 lượt người tham gia. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn khá khô khan, chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia, đối tượng tiếp cận chủ yếu là phụ nữ và trẻ em nên hiệu quả đem lại chưa cao. Năm 2018, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, công tác TTPBGDPL đã có sự đổi mới, đặc biệt về hình thức tuyên truyền, đó là sân khấu hóa. Đến nay, hình thức này đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo sức hút lớn đối với bà con”.

Hình thức sân khấu hóa được làm điểm ở xã Nà Mèo, sau đó tổ chức ở các xã: Ba Khan, Tân Sơn và Noong Luông. Đồng chí Hà Công Định cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, Mai Châu chú trọng tuyên truyền về các Luật: Hôn nhân và gia đình, Tư pháp - Hộ tịch, Phòng chống ma túy, An toàn giao thông, Phòng chống bạo lực gia đình. Với hình thức sân khấu hóa, các đội thi phải tìm hiểu kiến thức về các Bộ luật, đồng thời, tập luyện các tiểu phẩm về những chủ đề này để tham gia hội thi. Những năm trước đây, việc tổ chức hội nghị tuyên truyền thường diễn ra vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không thu hút được nhiều người dân tham gia. Còn hình thức sân khấu hóa được tổ chức vào buổi tối nên có những hộ cả nhà cùng đến xem. Qua các hội thi được tổ chức ở các xã: Tân Sơn, Nà Mèo, Noong Luông và Ba Khan, đã có trên 1.000 người tham gia ở mọi lứa tuổi, tầng lớp. Từ việc tổ chức các hội thi, nhiều "hạt nhân” đã được phát hiện, họ trở thành tuyên truyền viên nòng cốt góp phần đưa kiến thức pháp luật và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đông đảo người dân.

Công tác phối hợp với các cấp, các ngành và đoàn thể được thực hiện thường xuyên. Đầu năm nay, UBND huyện Mai Châu phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hai hội nghị ở xã Hang Kia, Pà Cò, thu hút 140 lượt người nghe, 150 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật được phát miễn phí. Tổ chức 34 cuộc tuyên truyền miệng ở các xã, thi trấn, thu hút hơn 3.000 lượt người nghe. Phối hợp với Công an huyện Mai Châu mở hội nghị tuyên truyền pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật năm 2018 ở xã Xăm Khòe. Ngoài ra, các tổ hòa giải cơ sở ngày càng được kiện toàn, hoạt động hiệu quả, từ đầu năm đến nay có 16/17 vụ việc được hòa giải thành công.

"Với những hiệu quả đem lại, hình thức tuyên truyền sân khấu hóa tiếp tục được triển khai để nâng cao nhận thức của người dân về kiến thức pháp luật. Để nâng cao hiệu quả trong công tác TTPBGDPL, Phòng Tư pháp sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành, đoàn thể. Trong những tháng cuối năm, chúng tôi xây dựng kế hoạch để tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật ở 1 - 2 xã, tập trung ở những địa bàn khó khăn”, đồng chí Hà Công Định, chuyên viên phòng Tư pháp huyện Mai Châu cho biết.

Viết Đào


Các tin khác


Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Huyện Tân Lạc: Mùa Xuân vững bước lên đường nhập ngũ

Chung niềm vui đón Xuân cùng Đảng bộ và Nhân dân trong huyện, hàng trăm thanh niên ưu tú của quê hương Tân Lạc đang háo hức chuẩn bị lên đường nhập ngũ, mang sức trẻ thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Bút danh

Tuổi trẻ thành phố Hòa Bình sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Cùng với các địa phương trong tỉnh, công tác chuẩn bị cho lễ giao nhận quân của thành phố Hòa Bình đã hoàn thành. Cấp ủy, chính quyền vào cuộc; ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của tuổi trẻ được bồi đắp, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm truyền thống quê hương Hoà Bình kiên cường cách mạng.

Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức thành công Hội thi công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2024. Tham gia hội thi có 11 Ban CHQS các huyện, thành phố, Trung đoàn 814. Nội dung thi gồm: Giáo án, mô hình học cụ, trưng bày mô hình học cụ huấn luyện…

Công bố các quyết định về việc sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh

Ngày 19/2, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam về việc thành lập và tổ chức lại các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh. Dự lễ công bố có Thiếu tướng Lương Văn Kiểm, Phó Tư lệnh Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Một số nội dung cơ bản của pháp luật nghĩa vụ quân sự

Hiến pháp năm 2013 quy định: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân". Luật NVQS quy định: "NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Thực hiện NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của QĐND Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục