(HBĐT)- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh và sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp tỉnh vẫn còn tình trạng phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.

 


Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) sản xuất rau an toàn theo chuỗi được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. 

Tạo đột phá từ nông nghiệp thông minh

Nông nghiệp thông minh được ứng dụng trong 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản trong vài năm gần đây ở tỉnh ta đã tạo những bước khởi đầu tích cực. Trong lĩnh vực trồng trọt thể hiện rõ nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới nhỏ giọt; cũng như nỗ lực áp dụng các tiến bộ KHKT cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 vào sản xuất, nhất là tăng cường liên kết, hỗ trợ từ nhiều nhà trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm của các HTX, doanh nghiệp đã dán tem truy xuất nguồn gốc. Nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết với HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nông hộ địa phương để phát triển công nghệ thông minh, mở rộng thị trường, góp phần tạo ra lợi thế mới thúc đẩy tăng trưởng chung trên địa bàn.

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 104 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong đó, đầu tư đối với nông nghiệp công nghệ cao chiếm một phần nhỏ, ít mô hình lớn. Theo quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, phát triển sản xuất NNUDCNC giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt những mục tiêu cụ thể: Tỷ trọng giá trị sản xuất NNUDCNC chiếm khoảng 25 - 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đến năm 2020, xây dựng 3 vùng sản xuất NNUDCNC, gồm: vùng cây ăn quả, vùng rau - hoa, vùng chăn nuôi trâu, bò thịt - thủy sản; 11 khu NNUDCNC tại các huyện và TP Hòa Bình.

Sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi, các địa phương trong tỉnh thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như: sản xuất rau hữu cơ, trồng cây có múi, chăn nuôi... Đây là những chuỗi giá trị liên kết từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối của các HTX và tổ hợp tác, theo phương thức doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu đầu ra của sản phẩm. Đối với chuỗi liên kết sản xuất rau hữu cơ là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời, giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo quy trình nông nghiệp VietGAP.

Qua đánh giá, các dự án đã mang lại hiệu quả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Tiêu biểu như dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả thực hiện tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn của huyện Kim Bôi quy mô 125 ha. Sản phẩm chủ lực là cây ăn quả có múi. Đơn vị thực hiện là HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động; đơn vị tiêu thụ sản phẩm là Công ty CP Sản xuất và chế biến nông sản số 1 Hà Nội và Công ty TNHH Chuẩn nông Việt Nam. Dự án đã hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên HTX và hộ trồng cây; hỗ trợ đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 12,8 tỷ đồng, trong đó, nguồn dự án 300 triệu đồng, nguồn HTX 50,5 triệu đồng, nguồn vốn góp xã viên 12,5 tỷ đồng. Là người trực tiếp tham gia dự án, anh Nguyễn Văn Thắng, thành viên HTX Mường Động cho biết: Thông qua các lớp tập huấn, các thành viên, hộ trồng cây đã nắm rõ hơn về quy trình sản xuất cũng như nâng cao được chất lượng sản phẩm trong, sau khi thu hoạch. Qua đánh giá, mỗi ha đất sản xuất cây có múi tham gia dự án tăng 2 triệu đồng/năm do giảm được giá thành vật tư đầu vào, giảm chi phí BVTV; giá trị sản phẩm tăng ít nhất 10% so với sản phẩm cùng loại không tham gia dự án.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và do nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập ngày càng sâu vào chuỗi giá trị nông sản, phát triển NNUDCNC gắn với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh tập trung tuyên truyền, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách và tạo mọi điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển NNUDCNC; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN, đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình sản xuất, đồng thời nghiên cứu những giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn của T.Ư, tỉnh, vốn dân, doanh nghiệp và nguồn vốn vay, tài trợ để đầu tư hạ tầng cho các khu NNUDCNC, các trung tâm sản xuất giống, thủy lợi cho các vùng NNUDCNC, các dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh.


 Đinh Thắng

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục