Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, Trần Văn Vót không bị oan sai. Việc kết tội của tòa đối với Trần Văn Vót là có căn cứ.

Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 19/10 họp báo thông tin về vụ án Trần Văn Vót bị kết án về các tội Giết người, Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, Tàng trữ vũ khí trái phép, Gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Nam Hà (cũ), nay là tỉnh Hà Nam.

Đây là vụ án dư luận quan tâm bởi hơn 20 năm qua, ông Trần Văn Vót luôn kêu oan.

Theo nội dung vụ án, do mâu thuẫn về tranh chấp ruộng đất giữa hai miền Nhân Phúc và Thanh Nga (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà cũ), nên khoảng 13h ngày 29/11/1992, nhân dân hai miền xảy ra xô xát, ném gạch đá lẫn nhau.

 

Trần Văn Vót tại trại giam

Trong thời gian hai bên xô xát, Trần Văn Vót (Bí thư chi bộ 4, Lý Nội, Nhân Phúc) đã đưa cho Trần Ngọc Thanh 1 quả lưu đạn để ném về phía dân miền Thanh Nga.

Do lần đầu tiên ném lưu đạn, nên Thanh đã ném vào tốp người của miền Nhân Phúc. Hậu quả làm 1 người chết, 21 người bị thương.

Sau đó ngày 7/2/1993, Trần Ngọc Thanh nhập ngũ tại Trung đoàn 139 Bộ Tư lệnh thông tin.

Ngày 12/2/1993, Thanh tự thú với cán bộ chỉ huy cấp Tiểu đội, Trung đội, Đại đội của Trung đoàn 139 về hành vi ném lưu đạn ngày 29/11/1992 và khai Trần Văn Vót là người đưa lưu đạn cho Thanh ném.

Quá trình điều tra vụ án, Trần Văn Vót không thừa nhận hành vi đưa lưu đạn cho Trần Ngọc Thanh.

Bản án sơ thẩm ngày 26/2/1994 của Tòa án tỉnh Hà Nam (cũ) đã xử phạt Trần Văn Vót tù Chung thân cho 4 tội danh: Giết người, Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Gây rối trật tự công cộng. Trần Ngọc Thanh thì bị xử phạt 15 năm tù tội Giết người.

Sau bản án sơ thẩm, Trần Văn Vót kháng cáo kêu oan và Trần Ngọc Thanh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bản án phúc thẩm ngày 27/8/1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao giữ nguyên hình phạt đối với Thanh.

Đối với Trần Văn Vót, tòa phúc thẩm thay đổi tội danh và giảm hình phạt cho Vót từ tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội sang tội Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai.

Các tội danh khác của Trần Văn Vót vẫn giữ nguyên. Hình phạt của Trần Văn Vót cho các tội danh vẫn là Chung thân.

Sau khi xét xử phúc thẩm, TAND Tối cao, VKS Nhân dân Tối cao nhận được đơn khiếu nại của Trần Ngọc Thanh, của ông Trần Ngọc Thông và bà Trần Thị Tân (bố đẻ của Trần Ngọc Thanh), của ông Trần Văn Vấn (bố của Trần Văn Vót) về vụ án.

Công văn của TAND Tối cao năm 1995 trả lời đơn khiếu nại cho biết: “Việc Trần Ngọc Thanh tự thú là hoàn toàn tự giác, không có ai ép buộc, không có việc uống rượu dẫn đến khai sai sự thật.

Tại cơ quan công an cũng như tại VKSND tỉnh Nam Hà (cũ), Thanh đều nhận tội và thừa nhận không hề bị cán bộ đánh hoặc ép cung.

Việc bố mẹ Thanh nại rằng, người ném lưu đạn chiều 29/11/1992 là Trần Văn Cự (ở thôn Thanh Nga) là không có cơ sở.

Bản án phúc thẩm xử phạt Trần Ngọc Thanh 15 năm tù về tội Giết người là đúng pháp luật, không oan.

Sau đó, TAND Tối cao tiếp tục nhận được đơn khiếu nại của bố mẹ Thanh và gia đình người bị hại Trần Văn Việt cho rằng việc điều tra vụ án không khách quan, dẫn đến việc kết tội oan cho Trần Ngọc Thanh và Trần Văn Vót.

TAND Tối cao chuyển đơn khiếu nại này đến Vụ 3, VKS Nhân dân Tối cao để giải quyết theo thẩm quyền.

Năm 2000, VKS Nhân dân Tối cao nghiên cứu hồ sơ vụ án và thấy rằng, TAND các cấp kết án Trần Văn Vót, Trần Ngọc Thanh về tội Giết người là có căn cứ, không oan.

Tiếp đó, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có công văn, thông báo ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao xem xét lại, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời kiến nghị của đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng về vụ án.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh và Phùng Đức Tiến cũng có văn bản chuyển đơn khiếu nại liên quan đến vụ án này.

Sau đó, cuối tháng 7/2015, liên ngành Trung ương họp và quyết định thành lập tổ chuyên viên liên ngành để nghiên cứu lại vụ án, xác minh các vấn đề liên quan.

Kết quả tổng hợp các vấn đề đã được thẩm định, Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định, các căn cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án phúc thẩm áp dụng để kết tội Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh về tội Giết người là có căn cứ, đúng pháp luật, không sai./.

 

 

                                                                   Theo VOV.VN

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục