(HBĐT) - Sáng tạo trong điều hành đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội. Từ đây, nguồn vốn chính sách đã đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách góp phần hiện thực hóa mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

 

Cán bộ Hội Nông dân và cán bộ NHCSXH kiểm tra sử dụng vốn vay của các hộ thành viên xã Yên Mông (TP Hòa Bình). 

Có thể nói, Hội Nông dân là kênh dẫn vốn và cơ sở vững chắc để NHCSXH tin tưởng ủy thác cho vay vốn ưu đãi, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay của các hộ dân giúp họ đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn vay.  

Hầu hết các hộ nghèo, đối tượng chính sách ở xóm Mời Mít, xã Yên Mông, TP Hòa Bình đều được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Chị  Bùi Thị Đông, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Mời Mít cho biết: Tổ có 39 thành viên vay vốn NHCSXH qua kênh Hội Nông dân với dư nợ đạt 719 triệu đồng tập trung vào 4 chương trình tín dụng là SXKD, XKLĐ, HSSV, NS&VSMT. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả như hộ ông Nguyễn Ngọc Thể vay 30 triệu đồng chương trình SXKD đầu tư vào trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn; hộ chị Bùi Thị Yến vay 24 triệu đồng chương trình SXKD đầu tư trồng rừng và vay 12 triệu đồng chương trình NS&VSMT đầu tư xây dựng bể nước và công trình vệ sinh nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Đến hết tháng 9, dư nợ uỷ thác qua Hội Nông dân tỉnh có 638.429 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,2% tổng dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH với 28.781 hộ còn dư nợ ở 784 tổ TK&VV. Hội là “cầu nối” để nguồn tín dụng chính sách đến với người nghèo và đối tượng chính sách khác một cách nhanh và bền vững. Hiện, tỷ lệ thu nợ, thu lãi đạt chỉ tiêu đề ra, nợ quá hạn thấp hơn tỷ lệ cho phép chiếm 0,18%, việc huy động tiết kiệm tự nguyện của người nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt kết quả khả quan, nhiều hộ nghèo được Hội hướng dẫn đã sử dụng vốn vay hiệu quả, vươn lên thoát nghèo. Vấn đề rất quan trọng của việc uỷ thác là hiệu quả sử dụng vốn vay nên các cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng kiến thức mới vào sản xuất. Hàng năm có hàng ngàn lượt nông dân nghèo vay vốn được tham gia các lớp khuyến nông, mô hình trình diễn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ áp dụng kiến thức mới, nhiều hộ nông dân đã sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãi đúng hạn, không chỉ xóa đói - giảm nghèo thành công mà còn trở thành điển hình làm kinh tế giỏi.  

Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Công tác ủy thác, phối hợp giữa NHCSXH với tổ chức Hội Nông dân là phương pháp quản lý tín dụng đặc thù, vừa giúp ngân hàng xác định đúng đối tượng chính sách, vừa đảm bảo minh bạch, công khai, giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng, chi phí đi lại của người dân góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa kênh tín dụng chính sách. Với cơ chế này, khi vay vốn từ NHCSXH, người dân nghèo không chỉ được vay với lãi suất thấp mà còn được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt mà không ngân hàng thương mại nào có được. 

Điều đáng ghi nhận trong hoạt động dẫn vốn của tổ chức Hội Nông dân là đã khéo léo kết hợp các buổi sinh hoạt với tuyên truyền sử dụng đồng vốn đúng mục đích bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây cũng là dịp để nâng cao trình độ của những người quản lý tổ TK&VV, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở xác nhận đúng đối tượng cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, thực hiện tốt 6 công đoạn ủy thác với NHCSXH…Thực tiễn cho thấy, địa phương nào tổ chức tốt hoạt động ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội với “chân rết” là các tổ TK&VV thì hiệu quả sử dụng đồng vốn tương đối cao. Điều này cũng giải thích vì sao nguồn vốn chính sách tuy nhỏ nhưng lại đi vào cuộc sống người dân nhanh và bền chặt như vậy bởi hơn ai hết, người làm công tác Hội Nông dân ở địa phương hiểu hội viên của mình cần gì.

 

                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục