(HBĐT) - Con đường bằng phẳng với đôi chỗ quanh co dẫn chúng tôi về xóm vùng sâu Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến với đồng đất bạt ngàn dong riềng. Kể từ năm 2013 đến nay, Phú Châu có thêm nghề mới đó là nghề làm miến dong. Dịp Tết cổ truyền cũng là lúc nghề làm miến dong khởi động, “làng miến dong” nơi đây thực sự vào mùa.

 

Gia đình ông Nguyễn Văn Tình có diện tích dong riềng rộng lớn thuộc diện nhất, nhì của xóm. ông Tình bộc bạch: Người dân Phú Châu gắn bó với cây dong riềng từ lâu. Dong riềng được bà con trồng khắp bưa bãi, sườn đồi, chiếm ưu thế hơn hẳn so với các cây khác như sắn, lúa, tạo vùng trồng rộng lớn. Trồng vào những tháng giêng, hai, từ cuối tháng 11 của năm cũ đến khoảng tháng 1 của năm sau là dong riềng vào vụ thu hoạch củ. Lúc đó, nhà nhà tập trung thu hoạch, người đào lật gốc, rũ sạch hết đất bám rồi dồn vào các bao tải chuyển ra đường tiện cho tiêu thụ hoặc vận chuyển về nhà để sơ chế. ở đây, hầu như gia đình nào cũng đầu tư máy rửa củ và máy nghiền bởi dong riềng được sơ chế thành tinh bột giá bán cao hơn so với bán củ tươi.

 

 

Miến dong nhãn hiệu Tiến Phú (Kỳ Sơn) được sản xuất an toàn theo quy trình.

 

Hôm nay là ngày thời tiết thuận lợi nên gia đình anh Hoàng Đức Đôn chuẩn bị điều kiện cần thiết và huy động anh em làm mẻ miến đầu tiên của vụ. 6 giờ, anh nổi lửa và túc trực từ sớm tới trưa cho dến khi kết thúc. Mỗi người được giao một nhiệm vụ theo dây chuyền. Củ dong riềng sau khi rửa sạch bằng máy được nghiền thành tinh bột, lấy phần tinh bột, anh lọc qua lọc lại 2 lần trước khi chuyển sang công đoạn làm bánh miến. Nồi hơi cỡ lớn bắc lên bếp lửa được điều chỉnh cho lửa cháy đều. Anh Đôn cho biết: Vì bánh chín hơi nên nếu hơi không điều chỉnh tốt dẫn đến bánh sống coi như hỏng cả mẻ miến. Từ dây chuyền, khi bánh miến chín, người làm kịp thời đặt phên, cắt bánh chuyển ra ngoài trước khi đến công đoạn tiếp theo. Đó là công đoạn gien miến qua máy, bánh miến được cắt thành sợi và được mang phơi ngoài trời. Những sợi miến nhỏ, dài trở nên dai và ngon hơn nhờ được phơi sấy theo phương thức tự nhiên đến chừng 2 ngày là khô. Lúc này cũng là lúc bà con thu được thành phẩm miến dong và chia thành các bó có trọng lượng 1 - 2 kg có đóng gói bao bì cẩn thận.     

    

Phú Châu hiện có 1 máy làm miến dong do tổ hợp tác Tiến Phú đầu tư. Ngoài việc phục vụ việc làm miến cho các thành viên, tổ hợp tác còn nhập tinh bột của các hộ dân để chế biến thành miến. Theo anh Trần Văn Tân, trưởng xóm đồng thời là tổ trưởng tổ hợp tác, cứ 1 tấn củ tươi thu được khoảng 2 tạ tinh bột, mỗi tạ tinh bột làm được 40 kg miến dong thành phẩm. Kể từ khi có máy làm miến đến nay, bình quân mỗi dịp cuối năm, tổ hợp tác sản xuất được trên, dưới 5 tấn miến phục vụ nhu cầu thị trường.

 

Miến dong Phú Châu sản xuất tại chỗ dẫu chưa có những đơn đặt hàng với số lượng lớn nhưng lại bán rất chạy ở thị trường gần, xa. Cũng dễ lý giải bởi miến dong hiệu Tiến Phú được làm bằng nguyên liệu thật, không có bất kỳ pha trộn. Sản phẩm làm ra được thực hiện đúng quy trình sạch, được phơi khô tự nhiên nên sử dụng an toàn. Nhờ đó,  miến dong nhãn hiệu Tiến Phú làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Hiện nay, khách chủ yếu tìm đến địa chỉ tổ hợp tác để mua về bán buôn, bán lẻ hoặc làm quà biếu, tổ hợp tác không phải tự tìm mối hàng. Người tiêu dùng không những yên tâm về chất lượng, giá bán miến dong Tiến Phú luôn thấp hơn so với giá bán sản phẩm cùng loại ngoài thị trường.

 

Những ngày áp Tết cũng là lúc nhịp sống xuân ở làng miến dong Phú Châu thêm rộn rã, dây chuyền sản xuất miến hối hả, bà con tất bật làm nghề, khách mua nhộn nhịp. Nhiều lúc miến dong không đủ cung ứng dẫn đến cháy hàng, tổ hợp tác không còn hàng để phục vụ. Càng vui hơn với người làm miến dong Phú Châu từ khi có nghề, cuộc sống của bà con cải thiện hơn, bình quân thu nhập năm 2016 đạt 22 triệu đồng /người. Miến dong Tiến Phú - sản phẩm làng nghề của Phú Châu đáp ứng niềm tin yêu của người tiêu dùng.

 

                                                              

                                                              Bùi Minh

       

 

Các tin khác


Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục