(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu lao động cần được đào tạo nghề luôn là đòi hỏi bức thiết, trọng tâm là đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT). Hàng năm, huyện tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, đề xuất Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT phân bổ chỉ tiêu các ngành học, lớp học phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, nhu cầu học nghề của người lao động để tổ chức các lớp học.



Người lao động xã Đông Bắc (Kim Bôi) được học nghề mây tre đan, góp phần tăng thu nhập. 

Gia đình ông Bùi Văn Chanh, ở xóm Tre Thị, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) trước đây chỉ biết sản xuất nông nghiệp thuần túy, chăn nuôi theo kiểu truyền thống, công việc vất vả nhưng thu nhập khá thấp. Năm 2019, sau khi được tham gia lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho lợn theo Đề án 1956, đã nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Hiện, gia đình ông Chanh duy trì 3 con lợn nái, 5 con lợn thịt, đời sống kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp ở huyện Kim Bôi phát huy được nghề đã học, từ đó đem lại nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT (Đề án 1956), giai đoạn 2010 - 2020, huyện Kim Bôi đã tổ chức mở 278 lớp đào tạo cho 8.454 LĐNT học nghề, gồm các nghề: làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu, trồng cây có múi, nuôi và trị bệnh cho trâu, bò, thêu thổ cẩm, mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi gà hữu cơ, sản xuất rau an toàn, may công nghiệp, hàn điện, sửa chữa máy nông nghiệp và một số nghề nông nghiệp khác. Kinh phí trên 6 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 90%, riêng lĩnh vực nghề nông nghiệp đạt 100%.
Lao động sau khi được đào tạo có nghề nghiệp ổn định, tạo thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương. Trong đó, tỷ lệ LĐNT có việc làm sau học nghề làm chổi chít xuất khẩu, may túi xách siêu thị xuất khẩu, có việc làm tại xưởng đạt 90%, lao động tự tạo việc làm 10%. Nghề thêu thổ cẩm được các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, 100% lao động học nghề có việc làm. Nghề trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sau khi học nghề lao động tự tạo việc làm tại gia đình đạt 100%. Góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người toàn huyện từ 16,55 triệu đồng năm 2016 lên 32,5 triệu đồng năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,04% đầu năm 2016 xuống 14,77% cuối năm 2019, bình quân mỗi năm giảm 5,06%.
Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần nâng cao kiến thức cho người lao động để vận dụng vào thực tiễn sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập. Việc đào tạo nghề đã đem lại hiệu quả rõ rệt khi làm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất của một bộ phận người dân. Người lao động sau khi học nghề và áp dụng kiến thức, KHKT vào lao động, sản xuất đã nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững, từng bước thực hiện hiệu quả các mục tiêu KT-XH đề ra. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển KT-XH, để LĐNT biết và tích cực tham gia học nghề. Đồng thời, làm tốt việc khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động để có phương án phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho LĐNT. Thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu thực tiễn, gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.


Đinh Thắng

Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục