Tại giao ban báo chí sáng 11/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới với lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin chuyên đề với lãnh đạo các cơ quan báo chí về tình hình phòng, chống dịch bệnh trong gia đoạn hiện nay. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước sớm nhất có ca mắc COVID-19. Ngay từ khi dịch xuất hiện ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đề ra chiến lược phòng, chống dịch. Chiến lược đó được nhất quán từ các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ đến các bộ, ngành. Nhờ thực hiện nhất quán chiến lược, sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chống dịch tốt nhất. Tính về tổng số ca mắc, hiện Việt Nam đứng thứ 176. Tính về số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 214/220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện những vấn đề mang tính nguyên tắc, chiến lược của Việt Nam đến thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn.

"Vấn đề này được quan tâm chú trọng từ đầu năm 2020, bởi thực tế nếu một nền y tế như Việt Nam mà nhiều người mắc COVID-19 sẽ hậu quả khôn lường. Do đó, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là toàn dân đã tích cực tham gia chống dịch. Về các bước đi, phương châm trong y tế, chúng ta nêu rất rõ là 5 bước: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tích cực, những nội dung này đến giờ phút này không thay đổi" - Phó Thủ tướng nói.

Thực hiện chiến lược đã đề ra, đến nay, các biện pháp phòng, chống dịch không thay đổi. Trong từng thời kỳ cụ thể, có những lúc có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, năng lực thực tế nhưng các nguyên tắc mang tính chiến lược không thay đổi. Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch, đồng thời tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận Việt Nam đã làm tốt hai nhiệm vụ. Về chi phí chống dịch của Việt Nam tính ở trên thế giới, các tổ chức quốc tế đánh giá vẫn là ở mức thấp, có tổn thất cũng lớn nhưng ít nhất nếu so sánh với nguy cơ. Điều này đã làm cho vị thế của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được nâng lên - Phó Thủ tướng khẳng định.

Đối với vấn đề vaccine, Phó Thủ tướng cho biết ngay từ giai đoạn đầu, xác định virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài, vaccine chống dịch mới là giải pháp căn cơ, lâu dài, Việt Nam đã tìm mọi cách để có nguồn vaccine sớm nhất từ nhập khẩu, sản xuất trong nước để tiêm cho tất cả người dân. Việc này  Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đã ban hành Nghị quyết, giao trách nhiệm cho Bộ Y tế thực hiện. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, nguồn vaccine rất khan hiếm nên mặc dù Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng từ giờ đến cuối năm chỉ có thể nhập được một số lượng ít, không thể có vaccine tiêm đại trà cho người dân cũng như chưa thể có tác động của vaccine vào miễn dịch cộng đồng một cách đáng kể. Chính vì vậy, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đang có hiện nay.

Trước làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, đối với một số nghi ngại về việc cần thiết giãn cách xã hội hay chưa, Phó Thủ tướng cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện. "Điểm này Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định xuyên suốt: khoanh vùng gọn nhất, nhanh nhất, nếu chưa đủ chứng cứ để khoanh gọn, tạm thời khoanh vùng rộng hơn. Tuy nhiên, cần khẩn cấp xác định những yếu tố về dịch tễ để có thể thu hẹp, khoanh vùng lại; có sự điều chỉnh phù hợp với tinh thần, năng lực của Việt Nam. Mỗi một lần chống dịch, chúng ta cần nhìn nhận lại một cách rất nghiêm túc" - Phó Thủ tướng cho biết.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại địa phương, Phó Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 là giao trách nhiệm cho các địa phương trên tinh thần "4 tại chỗ", phát huy thẩm quyền của UBND tỉnh/thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương. Theo đó, các tỉnh căn cứ vào các hướng dẫn chuyên môn, xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động chuẩn bị vật tư, thiết bị cho địa phương theo kịch bản chung của toàn quốc; dựa trên các phân tích chuyên môn, các tỉnh có biện pháp chống dịch an toàn và thực hiện mục tiêu kép trên địa bàn...  Các tỉnh có đường biên giới cần kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập cảnh; xử lý nghiêm khắc các trường hợp nhập cảnh trái phép vi phạm pháp luật; kêu gọi người dân cùng tham gia vào việc phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tinh thần chung của Chính phủ là kêu gọi mỗi người dân nhận thức ý thức rõ trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch truyền thống hiện nay - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục