(HBĐT) - Khan hiếm nguồn nước, người dân xóm Đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong) phải chật vật tìm nhiều cách để có nước sử dụng. Tuy nhiên, không phải cứ đào hoặc khoan giếng là sẽ có nước. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm.

 


Đầu tư gần 100 triệu đồng khoan 2 giếng nước, gia đình ông Phạm Tiến Dũng, xóm Đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn không có nước để sinh hoạt.

Gia đình ông Phạm Tiến Dũng có 5 nhân khẩu, gần 30 năm nay vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh từ giếng đào gần quốc lộ. Đây cũng là giếng thứ 3 gia đình ông đào có nước. Biết là nguồn nước không đảm bảo song vẫn phải sử dụng. Năm 2020, gia đình ông quyết định khoan giếng. Gần 100 triệu đồng thuê người khoan giếng, nhưng phải đến cái thứ 2 mới có nước, nhưng nước đục ngầu, chỉ sử dụng để tưới vườn cây. Ông Dũng cho biết: Nguồn nước ở đây vô cùng khan hiếm. Họa hoằn lắm mới có gia đình đào hoặc khoan được giếng có nước. Đấy là chưa nói đến việc nước có đảm bảo hợp vệ sinh hay không? Gia đình tôi hiện phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, bởi không dùng nước này thì cũng không biết dùng nguồn nước nào nữa. Để có nước dùng trong ăn uống, gia đình sử dụng máy lọc nước. Thay lõi lọc chỉ được 1, 2 tuần là chất bẩn đã bám đen sì. Trung bình 1 tháng gia đình thay lõi lọc 1 lần.

Không có điều kiện như gia đình ông Phạm Tiến Dũng, gia đình ông Nguyễn Sỹ Thắng phải bắc đường ống nước dài gần 300m từ trên đồi về nhà để sử dụng. Nguồn nước không quá dồi dào nên gia đình 3 người phải chắt chiu từng giọt nước. Ông Thắng chia sẻ: Nước đã qua sử dụng mà còn tương đối sạch như nước rửa rau, nước cuối giặt quần áo được đổ dồn vào xô, chậu để rửa chân tay. Rửa chân tay xong lại đổ vào thùng nhựa để tưới cây. Qua quá trình sử dụng, đường ống dẫn nước từ trên đồi về liên tục bị vỡ. Tôi cũng đang tính vay mượn tiền xây bể chứa nước mưa dùng dần. 

Xây bể chứa nước mưa cũng đã, đang là giải pháp được nhiều gia đình ở xóm Đỉnh Cun áp dụng. Nhà có điều kiện xây bể lớn trữ nước dùng quanh năm. Ông Nguyễn Đức Trịnh, Trưởng xóm Đỉnh Cun chia sẻ: Toàn xóm hiện có 168 hộ, 610 nhân khẩu, tương đương với 168 giếng dùng riêng cho mỗi gia đình. Tuy nhiên, hiện tại, cả xóm mới có 11 hộ đã đào hoặc khoan giếng có nước tạm đủ dùng. Mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước. Trên địa bàn xóm chỉ có 2 giếng của 2 hộ có nước quanh năm. Các hộ khác bắc đường ống, mua nước về sử dụng theo giá thỏa thuận. Cá biệt, có những gia đình phải mua nước đóng bình để ăn uống.

Tại xã Thu Phong, tình trạng thiếu nước không chỉ xảy ra trên địa bàn xóm Đỉnh Cun. Hiện, toàn xã mới có 3/8 xóm cơ bản được tiếp cận với nguồn nước do nhà máy nước sạch Hòa Bình cung cấp (tương đương 834 nhân khẩu). 5 xóm còn lại chiếm tới 78,23% dân số (tương đương 2.996 nhân khẩu) của toàn xã chưa được hưởng nước sạch, gồm các xóm: Đỉnh Cun, Thiều Nau, Đúng Thá, Nam Sơn 2, Bưng 2. Người dân chật vật tìm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt từ mạch nước ngầm trên các khe đồi. Chất lượng nguồn nước không đảm bảo hợp vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã Thu Phong khuyến khích các gia đình nên mua máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện kinh tế nên vẫn phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo hợp vệ sinh.

Đồng chí Bùi Thanh Thiệu, Chủ tịch UBND xã Thu Phong trăn trở: Thiếu nước là bài toán nan giải đối với xã. Trong nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã kiến nghị, nhưng đến nay, nước sạch vẫn là một thứ xa xỉ đối với phần lớn người dân. Mong muốn cấp trên, các ngành chức năng có giải pháp để người dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống.

 Minh Tuấn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong)


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục