(HBĐT) - Thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC), tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đến nay, 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Châu thực hiện CCHC theo cơ chế "một cửa”, "một cửa liên thông", 100% xã, thị trấn có máy vi tính, điện thoại kết nối mạng internet phục vụ công việc và cung cấp thông tin. Lắp đặt, đưa vào sử dụng phần mềm hệ điều hành tại các xã, thị trấn; thực hiện phòng họp trực tuyến tại 5 cụm/16 xã, thị trấn.

Nhờ đó, chất lượng giải quyết các TTHC của cơ quan Nhà nước, một số dịch vụ công trên địa bàn huyện đạt 92% mức độ hài lòng của người dân. Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, các cơ quan, đơn vị hành chính của huyện phấn đấu nâng chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đạt từ 95% trở lên.


* Trên 70% trí thức là người dân tộc thiểu số

Xác định việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức cả về vật chất và tinh thần, thu hút những trí thức giỏi về công tác tại cơ sở. Đổi mới cách đánh giá, quản lý, trọng dụng những trí thức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Nhờ vậy, đội ngũ trí thức của huyện không ngừng được nâng lên về số lượng, chất lượng.

Theo thống kê, toàn huyện hiện có 2.073 trí thức. Trong đó, trình độ đào tạo thạc sĩ và tương đương 44 người (chiếm 2,1%); đại học 993 người (47,9%); cao đẳng 663 người (34,2%); trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 44 người (2,1%); trung cấp 381 người (25,6%). Số trí thức là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện.


M.H

Các tin khác


Tiếp nối truyền thống "Ba đảm đang”

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ các dân tộc tỉnh Hoà Bình cũng luôn có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối ngọn lửa "Đội quân tóc dài”, truyền thống "Ba đảm đang”, trong giai đoạn mới, các cấp Hội LHPN trong tỉnh chú trọng xây dựng hình ảnh người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc, trở thành nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám thiện nguyện cho gần 150 người dân xã Tự Do

Ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình gồm 24 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế do TS. BS Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn tổ chức chương trình khám bệnh thiện nguyện "Vì sức khoẻ cộng đồng” cho người dân xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Trạm Y tế xã và các cán bộ địa phương.

Chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường” trao 200 xe đạp cho học sinh huyện Đà Bắc

Sáng 27/4, tại Trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn Hoà Bình, Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện "Cùng em đến trường” dành cho thiếu nhi trên địa bàn huyện.

Nỗi lo đuối nước ở trẻ em khi vào hè

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày vừa qua liên tục tiếp nhận những ca bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Các bệnh nhi đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn…

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục