(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai Nghị quyết số 03 về "Phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, kinh tế du lịch của huyện đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể: tăng trưởng du lịch bình quân của huyện đạt khoảng 33,3% dạt 98,8% so với Nghị quyết; tổng thu nhập từ du lịch tăng trưởng đều theo các năm. Đến nay huyện có 144 cơ sở lưu trú, đạt 40,7% so với Nghị quyết đề ra; số lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực du lịch đạt 40% so với Nghị quyết.

Hiện nay, huyện Tân Lạc có 19 điểm di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh được bảo vệ và khai thác. Trong đó có 06 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 03 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 09 điểm được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê, 01 điểm dừng chân tạo đèo cua đá trắng. Do đó, huyện đã hình thành 03 điểm du lịch chính: Không gian phía Bắc, gồm các xã Phú Cường, Ngòi Hoa, Trung Hòa, Phú Vinh; Không gian phía Nam gồm các xã Phong Phú, Địch Giáo, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông; Không gian trung tâm gồm thị trấn Mường Khến và các xã lân cận Quy Hậu, Mãn Đức. Đồng thời, huyện cũng xác định rõ các vùng tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch của huyện là vịnh Ngòi Hoa, khu vực hồ Trọng và 05 xã vùng cao của huyện.


Xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhờ vẫn duy trì nếp sống văn hóa đặc sắc dân tộc Mường. 

Để khai thác tối đa những tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn, huyện thường xuyên tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các ngành chức năng của tỉnh; mở hội nghị giới thiệu tiềm năng, quảng bá du lịch, kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại huyện Tân Lạc. Hỗ trợ các nhà đầu tư đến khảo sát, nghiên cứu, phát triển du lịch. Trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập huyện (1957-2017), huyện đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng, quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Tại đây, đã ký biên bản ghi nhớ với 05 nhà đầu tư đang có dự án triển khai trên địa bàn huyện cam kết triển khai dự án đúng tiến độ và hiệu quả. Tính đến nay, huyện đã thu hút 08 dự án đang trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, xây dựng dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Trong đóm có 03 dự án được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng số vốn trên 1.230 tỷ đồng. Hằng năm, lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước phục vụ cho đời sống nhân dân đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch. Mở rộng, nâng cấp đường vành đai thị trấn Mường Khến, các tuyến đường liên xã, bê tông hóa đường giao thông nông thôn; mời tư vấn thiết kế quy hoạch quần thể khu văn hóa tâm linh Hang Bụt, động Mường Chiềng; lập dự án kêu gọi đầu tư động Nam Sơn; dự án đầu tư xây dựng làng Mường xóm Lũy, xóm Ải, xã Phong Phú; dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Thung Lũng Mây tại xã Quyết Chiến; dự án khu du lịch sinh thái và tâm linh Thung Khe tại xã Phú Cường; làng du lịch cộng đồng văn hóa xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa; dự án Khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Hồ Hòa Bình tại xã Ngòi Hoa…

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện, các ngành thương mại, dịch vụ bước đầu đã có sự phát triển khá toàn diện đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng mở rộng, các loại hình dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao từng bước được hình thành. Dịch vụ sinh thái, du lịch cộng đồng với văn hóa tâm linh gắn với lễ hội đã có nhiều khởi sắc. Vấn đề khôi phục các lễ hội truyền thống, duy trì các nghề truyền thống gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc như: đan lát, dệt thổ cẩm…bước đầu đã tạo thành những sản phẩm độc đáo mang nét đặc trưng của Tân Lạc phục vụ du lịch. Quan tâm xây dựng và quản lý các điểm dừng chân cho du khách đến ngắm cảnh, nghỉ ngơi, lưu trú trên địa bàn. Việc phát triển du lịch bước đầu đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách dừng chân, ngắm cảnh và thưởng thức hương vị sản phẩm truyền thống mang nét đặc trưng của địa phương. Các sản phẩm du lịch chủ yếu là: du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy sản sắc văn hóa dân tộc; du lịch văn hóa – lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng – sinh thái.

Xác định du lịch và ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, do đó huyện luôn coi trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, lao động trực tiếp là người dân tộc tại các điểm du lịch. Trong 2 năm qua huyện đã mở 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ làm du lịch cộng đồng cho 30 hộ dân đã và đang chuẩn bị triển khai làm du lịch cộng đồng trên các điểm du lịch của huyện. Chọn cử và quản lý 80 học viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm du lịch do Sở VH TT&DL tổ chức.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết về phát triển du lịch, huyện xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng chất lượng và hiệu quả; xây dựng hình ảnh du lịch Tân Lạc có khả năng cạnh tranh và bền vững; gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.


                                                                               P.V


Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục