Để đáp ứng nhu cầu khách tham quan huyện đảo của Quảng Ngãi, Ban Quản lý cảng Sa Kỳ tăng số chuyến tàu gấp bảy lần ngày thường.

 


Du khách đông nghịt ở cảng Lý Sơn sau khi đi tàu từ cảng Sa Kỳ. 

Ngày 29/4, cảng Sa Kỳ ở đất liền Quảng Ngãi đông nghịt người chờ tàu ra đảo Lý Sơn, với tần suất trung bình 30 phút một chuyến. Ông Lê Tấn Hải, Giám đốc Ban Quản lý cảng, cho biết, đã bố trí trung bình 35-40 lượt tàu từ sáng đến chiều, gấp bảy lần ngày thường, để đưa khoảng 3.000 du khách ra Lý Sơn mỗi ngày.

"Có 10.000 lượt khách đặt vé trên mạng, còn lại mua vé trực tiếp, chúng tôi đã phân công lực lượng đảm bảo an ninh trật tự", lãnh đạo Ban Quản lý Cảng Sa Kỳ nói.

Ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết, trong ba ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 đã có gần 10.000 du khách đến đảo. Dự kiến trong hai ngày tới, đảo sẽ đón thêm 5.000 người, nâng tổng số khách trong đợt nghỉ lên 15.000 lượt.

Hiện đảo Lý Sơn có hơn 124 cơ sở lưu trú gồm 8 khách sạn, 56 nhà nghỉ, 60 homestay, với trên 750 phòng nghỉ. Để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ, nhà chức trách tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá phòng, dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm và khuyến nghị người dân phục vụ tận tình, thân thiện, mến khách.


Du khách tắm biển ở bãi Sau, đảo Bé. 

Là quê hương hải đội Hoàng Sa, Lý Sơn có nhiều nhiều thắng cảnh đẹp như cổng tò vò, chùa Đục, hang Cau... cùng nhiều di tích văn hóa, lịch sử. Tham quan huyện đảo, du khách được tìm hiểu về chủ quyền biển đảo, trải nghiệmchèo thuyền thúng, lặn biển ngắm san hô, trồng hành tỏi với nông dân, thưởng thức hải sản tươi ngon từ biển.

TheoVnexpress

 

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục