Từ ngày 20-5, Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tạm dừng đón khách tham quan, để lực lượng chức năng tập trung thi công trưng bày tổng thể Bảo tàng.

 


Hoạt động trưng bày, triển lãm tại Bảo tàng Hà Nội.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Bảo tàng Hà Nội phân nhóm công việc cụ thể bảo đảm thi công trưng bày đúng tiến độ. Trong đó, nhóm 1 gồm các hạng mục: Sân vườn ngoài nhà, kho bảo quản, điều chỉnh trưng bày tầng 2; Nhóm 2 gồm: Trưng bày tầng 3, tầng 4 và điều chỉnh không gian trưng bày tầng 1, hệ thống điều khiển trung tâm. Nhóm 3 gồm: Đồ họa, phim, lời giới thiệu, hệ thống tra cứu.

UBND thành phố cũng yêu cầu Bảo tàng Hà Nội tập trung đẩy nhanh công tác thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức thi công trưng bày theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm tiến độ.

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục thi công trưng bày thường xuyên kịp tiến độ, Bảo tàng Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác sưu tầm, đáp ứng đủ hiện vật cho trưng bày thường xuyên và bổ sung hiện vật cho kho cơ sở phục vụ các chuyên đề sau này. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng giao Bảo tàng Hà Nội xây dựng đề án tổ chức đón tiếp khách tham quan, đề án bán vé tham quan bảo tàng sau khi dự án hoàn thành, xây dựng đề án khai thác dịch vụ tòa nhà để chủ động cho công tác mở cửa đón tiếp khách tham quan sau này...

Bảo tàng Hà Nội được khánh thành từ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 10-2010). Tuy nhiên, khi đó bảo tàng mới hoàn thành xây dựng tòa nhà, chưa có thiết kế tổng thể nội dung trưng bày, chưa sưu tầm đầy đủ hiện vật. Do đó, thời gian qua, bảo tàng vừa thực hiện sưu tập, thiết kế trưng bày với các hoạt động trưng bày theo chuyên đề, các hoạt động văn hóa khác. Với việc tập trung cho công tác thi công trưng bày, hy vọng Bảo tàng Hà Nội sẽ sớm hoàn thiện để phục vụ khách tham quan một cách hoàn chỉnh.

Thời gian thi công trưng bày kéo dài đến hết tháng 6-2021. Dự kiến, thời gian mở cửa trưng bày thường xuyên vào cuối năm 2021.


 Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục