(HBĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực du lịch của huyện Tân Lạc tăng trưởng đạt 32%. Trong đó, tăng về lượt khách đạt 16,6%, tăng về thu nhập đạt 37,2%, tăng về lao động đạt 42,3%. Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu từ du lịch trên địa bàn huyện ước đạt 15,6 tỷ đồng. Những con số này cho thấy huyện đã từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch.


Người dân xã Vân Sơn (Tân Lạc) đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch cộng đồng.

Từng bước hình thành không gian du lịch chính

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 19 điểm di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh được bảo vệ và khai thác. Trong đó, 6 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 3 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 9 điểm được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê, 1 điểm dừng chân tại đèo cua Đá trắng. Từ đây, huyện đã hình thành 3 không gian du lịch chính: không gian phía Bắc, gồm các xã: Phú Cường, Suối Hoa, Phú Vinh; không gian phía Nam gồm các xã: Phong Phú, Vân Sơn, Ngổ Luông; không gian trung tâm gồm thị trấn Mãn Đức và các xã lân cận như: Tử Nê, Thanh Hối. Đồng thời, huyện cũng xác định rõ các vùng tiềm năng để thúc đẩy phát triển du lịch của huyện là vịnh Ngòi Hoa (xã Suối Hoa), khu vực hồ Trọng, xóm Kem (xã Phong Phú), xóm Trăng Tà (xã Nhân Mỹ), xóm Đá (xã Lỗ Sơn) và các xã vùng cao của huyện.

Những năm qua, để tạo điểm nhấn cho du lịch, từng bước hình thành các không gian du lịch chính, huyện đã triển khai kế hoạch trồng đào ven đường các tuyến đường vùng cao, nhằm tạo hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch các xã vùng cao. Gần đây, huyện phối hợp Sở VH-TT&DL hoàn thiện hồ sơ để UBND tỉnh công nhận 2 di tích danh lam thắng cảnh là hang Núi Kiến, xã Vân Sơn và thác Trăng, xã Nhân Mỹ. Đồng thời, xây dựng đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với phát triển du lịch của địa phương tại các xã vùng cao. Từng bước triển khai thực hiện đề án bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Suối Hoa, cũng như phát triển du lịch cộng đồng huyện Tân Lạc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 21/7/ 2016, Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về "phát triển du lịch huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nghị quyết đã từng bước đi vào cuộc sống, làm cho du lịch huyện bước đầu có những thay đổi, tạo tiền đề thu hút nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực phát triển du lịch tại huyện.

Tranh thủ nguồn lực đầu tư phát triển du lịch

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện tích cực tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương hỗ trợ các nhà đầu tư có tiềm năng đến khảo sát, nghiên cứu lợi thế phát triển du lịch. Thường xuyên tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành chức năng lập dự án xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các khu du lịch trên địa bàn. Hàng năm, huyện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước. Hiện, huyện đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp đường vành đai thị trấn Mãn Đức, các tuyến đường liên xã, bê tông hóa đường GTNT. Tính đến nay, trên địa bàn đã thu hút 10 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch. Trong đó, 5 dự án được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng số vốn trên 1.829 tỷ đồng; 5 dự án đang trong quá trình thẩm định, xin ý kiến và trình phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có, các ngành thương mại, dịch vụ bước đầu có sự phát triển khá toàn diện, đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng mở rộng, các loại hình dịch vụ: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao từng bước được hình thành, tập trung tại khu vực trung tâm thị trấn Mãn Đức và trung tâm các xã. Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh gắn với lễ hội có nhiều khởi sắc. Việc khôi phục các lễ hội truyền thống, duy trì nghề truyền thống, giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bước đầu tạo thành những sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng của Tân Lạc phục vụ du lịch.

Dương Liễu


Các tin khác


Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch giữa hai tỉnh Hòa Bình và Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 5/4, tại thành phố Hoà Bình, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình và Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến liên kết hợp tác và phát triển du lịch. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khám phá đảo thiên đường trên cao nguyên Mộc Châu

Được ví như đảo thiên đường của đại ngàn Tây Bắc, khu du lịch (KDL) Mộc Châu Island thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Sản phẩm hấp dẫn của KDL là các công trình nhân tạo đồ sộ, mô hình lưu trú độc đáo cùng nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới lạ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục