(HBĐT) - Bến Nhà Rồng (hay Bảo tàng Hồ Chí Minh) là di tích lịch sử tọa lạc tại phường 12, quận 4 (TP Hồ Chí Minh) - nơi đã mang lại nhiều cảm xúc dâng trào, gợi nỗi nhớ da diết về Vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.


Bến Nhà Rồng là một di tích lịch sử nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ai đã từng đến thăm Bến Nhà Rồng đều có một cảm xúc thật đặc biệt về địa danh nổi tiếng này. Nơi đây gắn với sự kiện đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, từ Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành mang theo nỗi đau canh cánh của đất nước lầm than, sống trong cảnh đời nô lệ, trăn trở đi "Tìm hình của nước" trong gian truân, vất vả mang lại hạnh phúc, tự do cho dân tộc. Người thanh niên yêu nước với tên gọi Văn Ba đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn xin làm phụ bếp để theo tàu sang châu Âu đi tìm đường cứu nước. Người đã bôn ba qua 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ với gần 30 quốc gia để lao động, học tập, tham gia hoạt động cách mạng, tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Từ một người yêu nước nhiệt tình cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước và dấn thân vào cuộc đấu tranh để thực hiện thắng lợi con đường đó. Nhà thơ Chế Lan Viên đã phác họa giây phút hạnh phúc của Người khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi cần lao khổ ải là đến với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin: "Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/ Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!/ Hình của Đảng lồng trong hình của nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"...

Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm đã tạo nên những cảm xúc rất mạnh mẽ cho các tầng lớp Nhân dân khi đến đây thăm quan. Bến Nhà Rồng nơi tiễn đưa Bác tìm đường cứu nước năm xưa đến tận bây giờ luôn mong ước đón Bác trở về làm xúc động hàng triệu con tim. Trong không gian sóng nước Sài Gòn, giọng ca Thái Bảo tình cảm thướt tha: "Ai về Thủ Thiêm, ai qua Bến Nghé/ Ai xuôi, ai ngược/ Nhớ ghé Bến Nhà Rồng/ Chiều về khói toả trên sông/ Lắng nghe câu hát, hò ơ! Lắng nghe câu hát, chạnh lòng nước non"... Hay bài hát "Dấu chân phía trước” của Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn cũng đong đầy tình cảm về Bác, về một Bến Nhà Rồng lịch sử, trong đó có đoạn: "Khi tôi còn là hạt bụi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi quê hương còn chìm nổi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi tôi còn là là hạt bụi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt/ Bước chân Bác đặt chốn này...”. Bác đã ra đi tìm ra chân lý sáng ngời. Sau những năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác Hồ trở về Tổ quốc tiếp tục lãnh đạo, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đứng lên tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và góp phần đưa đất nước ta phát triển như ngày hôm nay.

Bến Nhà Rồng được xây dựng từ năm 1863, nguyên là trụ sở của Công ty tàu biển Nam Sao của Pháp tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Bến Nghé, trên nóc nhà có một đôi rồng lớn, giữa đôi đầu rồng là bức phù điêu có hình đầu ngựa và chiếc mỏ neo, biểu tượng của công ty vận tải, có lẽ vậy mà dân Sài Gòn gọi là Bến Nhà Rồng. Sau này, Bến Nhà Rồng được đổi tên thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Các hiện vật được trưng bày giản dị, đơn sơ từ chiếc xe bò kéo, viên gạch hồng, quần áo, sổ ghi chép, bút tích của Người đều gợi nhớ hình ảnh Vị Cha già kính yêu của cả dân tộc trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước. Mảnh đất Sài Gòn năm nào, giờ mang tên Bác, vinh dự là nơi tiễn Người ra đi năm ấy, đã cùng cả nước đi theo con đường của Người, làm nên những kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, với vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Bến Nhà Rồng nổi tiếng không phải bởi cảnh quan, kiến trúc, lịch sử hình thành mà chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng cao cả của cả dân tộc cùng khắc sâu trong tim về Người Cha già của dân tộc, vì nước quê mình Người dâng cả cuộc đời, lòng càng bồi hồi xúc động nhớ Bác khôn nguôi.


Linh Trang


Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục