Theo thông tin Tổng cục Thống kê chính thức công bố ngày 29/8, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2022 đạt 486,4 nghìn lượt người, tăng 38% so với tháng 7/2022 và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.


Du khách tham quan vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Tính chung 8 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 1,44 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước (2021) nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 khi chưa xảy ra dịch COVID-19. Trong số 1,44 triệu lượt khách, có 88,2% lượng khách đến Việt Nam là bằng đường hàng không, gấp 18,5 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ chiếm 11,8% và đường biển chiếm 0,03%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng qua ước đạt 377,8 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nhu cầu vui chơi, du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè sau hơn 2 năm hạn chế đi du lịch, ăn uống ngoài gia đình.

Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng của năm 2022 ước đạt 15,4 nghìn tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ , đặc biệt là du lịch nội địa. Tuy nhiên, doanh thu này mới chỉ bằng 47,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Du khách đến từ châu Á đông nhất với gần 997.000 lượt khách, chiếm 69,18% tổng du khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng qua. Trong đó, du khách đến từ Hàn Quốc tăng 17,61 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quốc gia có lượng du khách đến Việt Nam đông nhất.


Du khách đến tham quan các địa điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Ảnh: Tường Vi/TTXVN


Trong năm 2022, mục tiêu mà ngành du lịch đặt ra là đón 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Đến nay, nước ta đã đón hơn 1,44 triệu lượt khách và điều cần làm là triển khai tích cực hơn nữa các giải pháp đồng bộ nhằm thu hút du khách. Mới đây, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đề xuất nhiều ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế. Trong đó, ngành du lịch đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện, đề nghị các hãng hàng không tiếp tục mở rộng việc thiết lập các đường bay trực tiếp kết nối Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ và thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, toàn ngành du lịch đề nghị cơ quan chức năng xem xét, đề xuất mở rộng các quốc gia được miễn thị thực, đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực điện tử, cho phép kéo dài thời gian tạm trú đối với khách quốc tế đến Việt Nam từ 15 ngày lên 30 ngày để thuận lợi cho du khách vào nước ta, đi lại trong nước, từ đó tăng nguồn thu từ khách du lịch.

Ngành du lịch cũng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phối hợp giới thiệu, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến trực tiếp, kết nối doanh nghiệp; cập nhật chính sách của các nước cạnh tranh trong khu vực, từ đó Việt Nam có điều chỉnh hợp lý trong công tác xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch đề nghị sửa đổi Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (2017) và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo điều kiện thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Tổng cục Du lịch, đến nay nước ta vẫn chưa có văn phòng xúc tiến du lịch  ở nước ngoài khiến du lịch Việt Nam bất lợi hơn so với các nước bạn ở khu vực trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút khách quốc tế. Hiện Thái Lan có tới 29 văn phòng xúc tiến ở nước ngoài; Malaysia có 30 văn phòng, Singapore có  27 văn phòng…


Theo TTXVN

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục