(HBĐT) - Nghị định số 221 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và mới đây nhất là Nghị định số 136 ngày 9/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221 được coi là hành lang pháp lý để các ngành chức năng đưa đối tượng nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh, lao động xã hội. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai, các địa phương vẫn gặp nhiều vướng mắc.


60% đối tượng nghiện đã lập hồ sơ được đi cai nghiện tập trung

Theo số liệu của Công an tỉnh, từ năm 2015 đến đầu năm 2017, toàn tỉnh đã lập 388 hồ sơ quản lý và đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội. Trong đó, huyện Lạc Sơn lập 77 hồ sơ, huyện Đà Bắc 11 hồ sơ, huyện Mai Châu 66 hồ sơ, TP. Hòa Bình 104 hồ sơ; Cao Phong 28 hồ sơ, Lương Sơn 34 hồ sơ, Tân Lạc 13 hồ sơ, Kim Bôi 20 hồ sơ, Yên Thủy 17 hồ sơ, Lạc Thủy 17 hồ sơ, Kỳ Sơn 3 hồ sơ.

Theo nhận định của lực lượng Công an tỉnh, so với thời gian trước khi triển khai Nghị định số 221 và Nghị định số 136, việc lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung thấp hơn so với các năm trước đây. Cá biệt có những huyện, trong năm đầu tiên áp dụng 2 nghị định này không đưa được đối tượng nghiện vào trung tâm. Cụ thể là huyện Kỳ Sơn, tính từ năm 2015 đến nay mới đưa được 3 đối tượng nghiện đi cai nghiện, trong khi trên địa bàn huyện có 46 người nghiện ma túy. Kỳ Sơn không phải là huyện cá biệt, hiện tại có nhiều huyện, việc lập hồ sơ và đưa đối tượng đi cai nghiện ma túy tập trung gặp nhiều khó khăn.


Hiện nay, Trung tâm CB-GD-LĐXH tỉnh đang quản lý 150 đối tượng cai nghiện ma túy, bằng 50% số học viên trung tâm có thể đáp ứng những năm rước đây. Ảnh: Cán bộ Trung tâm điều trị cắt cơn cho người nghiện.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, sau khi lập hồ sơ, lực lượng công an và các ngành chức năng mới đưa vào trung tâm cai nghiện 231 trường hợp, tương đương 60%, còn 157 trường hợp chưa thi hành. Nguyên nhân là các đối tượng vắng mặt tại địa phương và tòa án chưa ra quyết định áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện và đăng ký uống thuốc điều trị thay thế methadone. Cụ thể, trong tổng số 157 trường hợp chưa thi hành có 89 trường hợp đối tượng nghiện vắng mặt tại địa phương, 52 trường hợp tòa án chưa ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện, 15 đối tượng tham gia uống thuốc methadone và 1 trường hợp tạm hoãn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện để chữa bệnh.

Vướng mắc về thủ tục

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là việc xác định đối tượng có nghiện ma túy hay không đang tồn tại nhiều bất cập và quy trình lập hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện gặp nhiều vướng mắc. Theo đồng chí Bùi Đức Hảo, Phó trưởng Công an huyện Yên Thủy: Việc thực hiện các quy định của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đang có những khó khăn nhất định. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, công an cấp xã, phường phải lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Sau 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản gửi Trưởng phòng LĐ-TB&XH. Trong thời gian 7 ngày, trường hợp hồ sơ đầy đủ, trưởng phòng LĐ-TB&XH gửi hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Tiếp đó, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án, công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với phòng LĐ- TB&XH đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. So với trước, thủ tục hành chính đưa người đi cai nghiện bắt buộc hiện quá rườm rà, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng thi hành nhiệm vụ.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Bằng, phòng LĐ – TB&XH huyện Kỳ Sơn: Khó khăn lớn nhất là việc triệu tập đối tượng, hầu hết các đối tượng khi được triệu tập đều bỏ trốn. Trong trường hợp bắt quả tang đối tượng nghiện, lực lượng công an và ngành chức năng tiến hành xét nghiệm, khi có kết luận là nghiện thì tiếp tục làm hồ sơ giáo dục tại cộng đồng 3 tháng. Đây chính là kẽ hở để nhiều đối tượng thoát lệnh cai nghiện bởi khi đưa ra giáo dục tại cộng đồng, hầu hết các đối tượng đã trốn khỏi địa phương hoặc lại đăng ký cai nghiện mathadone. Ngay cả khi đã hoàn thiện hồ sơ cai nghiện tại cộng đồng và đưa hồ sơ sang TAND huyện ra quyết định cai nghiện tập trung, các đối tượng cũng tìm cách bỏ trốn.

Ngoài ra, việc xác định tình trạng nghiện đối với người nghiện ma túy tổng hợp, các tuyến y tế cơ sở xã, phường không xác định được nên gây khó khăn trong công tác xác minh tình trạng nghiện.

Trong khi đó vẫn còn nhiều gia đình có con em mắc nghiện nhưng còn bao che, không phối hợp cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ và đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo Sở LĐ- TB&XH, để tăng cường các giải pháp đưa người nghiện đi cai nghiện tập trung, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với tác hại của ma túy; thực hiện công khai, minh bạch, thuận tiện, dễ tiếp cận các dịch vụ điều trị cai nghiện ma túy. Các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở cũng cần tăng cường hơn nữa việc phối hợp cùng gia đình động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tìm việc làm ổn định cho người sau cai nghiện để tránh tái nghiện.


 Bồi dưỡng nghiệp vụ lập hồ sơ đi cai nghiện tập trung cho cán bộ cơ sở

 Trên địa bàn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) hiện đang quản lý 4 đối tượng nghiện ma túy. Mấy năm gần đây, công tác lập hồ sơ quản lý, theo dõi đối tượng nghiện trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là các văn bản hướng dẫn công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội chưa đồng bộ, thống nhất giữa các ngành. Cán bộ làm trực tiếp tại cơ sở rất lúng túng và khó khăn trong khi thực hiện quy trình triệu tập, lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện ma túy đi cai nghiện tập trung.

Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đối tượng nghiện còn thiếu. Chính vì vậy, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc này, đề nghị các ngành chức năng cần tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho cán bộ cơ sở để họ nắm rõ quy trình, văn bản áp dụng khi thực hiện việc lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện tập trung sao cho chặt chẽ và hiệu quả.

              Nguyễn Văn Mậu

          Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (Kỳ Sơn)

 

Thời gian lập hồ sơ kéo dài, nhiều đối tượng bỏ trốn khỏi địa phương

Năm 2017, lực lượng Công an xã Yên Trị (Yên Thủy) đã lập 5 hồ sơ đối tượng nghiện ma túy, tuy nhiên, đến thời điểm này mới chuyển được 1 hồ sơ, còn 4 hồ sơ chưa được thi hành. Thực tế, việc lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện tập trung hiện nay rất khó khăn. Làm việc trực tiếp ở cơ sở, tôi thấy việc áp dụng Nghị định số 221, Nghị định số 136 sửa đổi Nghị định số 221 thực tế chưa phù hợp, nhất là khâu làm hồ sơ giáo dục tại cộng đồng trước khi làm hồ sơ đưa đi cai nghiện tập trung. Bởi khâu này chỉ là hình thức, thực tế không có ban, ngành, đoàn thể nào quản lý đối tượng nghiện này cả. Khi vừa có giấy triệu tập đối tượng, thông báo về việc làm hồ sơ giáo dục tại cộng đồng, các đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa phương. Chính vì nhiều thủ tục nên thời gian để hoàn thiện một bộ hồ sơ đưa đối tượng đi cai nghiện thường kéo dài, mất rất nhiều thời gian mà không hiệu quả.

            Quách Trọng Thịnh

          Trưởng Công an xã Yên Trị (Yên Thủy)

 

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nghiện đi cai nghiện tập trung

Từ năm 2016 đến nay, Công an huyện Lạc Sơn đã lập 77 hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện ma túy tập trung. TAND huyện đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 77 đối tượng. Đến nay đã thi hành 54 đối tượng, 21 đối tượng chưa thi hành.

Công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào trung tâm cai nghiện tập trung đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trang thiết bị, phương tiện phục vụ việc lập hồ sơ cai nghiện trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là que xét nghiệm các chất ma túy thiếu, trang thiết bị bảo hộ phục vụ cho việc thử chất ma túy, quá trình gọi hỏi, lập hồ sơ và bắt đối tượng nghiện, số bị nhiễm HIV còn thiếu…

Vì vậy, các cấp, ngành cần bổ sung thêm lực lượng học chuyên ngành về công tác tại huyện; cung cấp que xét nghiệm các chất ma túy, trang thiết bị bảo hộ phục vụ cho việc thử chất ma túy. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, nhất là đối với gia đình có con em mắc nghiện cần thành thật, tránh tình trạng bao che cho con em đối tượng nghiện ngày càng lún sâu vào ma túy.

               Bùi Văn Mựn

         Trưởng phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn



                           
                                                                              Đinh Hòa

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục