Hành lang giao thông bị chiếm dụng làm nơi buôn bán gà, vịt gây mất mỹ quan đô thị. ảnh chụp trên đường Phùng Hưng, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình).

Hành lang giao thông bị chiếm dụng làm nơi buôn bán gà, vịt gây mất mỹ quan đô thị. ảnh chụp trên đường Phùng Hưng, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Có thể chỉ với một bàn gỗ bày các loại thực phẩm, 1 - 2 gánh hàng rong (tôm, cua, ốc, cá) và xe hàng rong (rau, củ, quả)… là đã thành chợ- những khu chợ tự phát mà người dân thường gọi là “chợ bóp” hay chợ “cóc”. Loại chợ này đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình và thực sự đã tạo thành những nếp gấp ngoài ý muốn cho tiến trình xây dựng văn minh đô thị.

 

Được biết, thực hiện phong trào “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở TP Hòa Bình đã vào cuộc tuyên truyền, vận động nhưng dường như những khu chợ tự phát trên địa bàn không hề giảm. Nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị đó là thực tế phát sinh từ những khu chợ tự phát này. Lần đầu ghé thăm quán cafe “Không tên” trên đường Phùng Hưng, phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình),  tôi thực sự thích thú bởi không gian đẹp: ấy là bởi  phía bên kia đường có một hồ nước khá rộng được che chắn bởi hàng lan can mềm mại và có phần lề đường khá rộng.  Được biết tuyến phố này không  quá đông người qua lại, vì vậy tôi nghĩ vào buổi đêm quán có thể tận dụng được không gian bờ hồ để khách vừa nhâm nhi cafe vừa thưởng thức khí trời. Đặt câu hỏi này với chủ quán, tôi nhận được câu trả lời đầy tiếc rẻ: Không được đâu chị ạ! Đường rộng, người thưa nên cũng không ai cấm, có điều ở đây ban ngày là chợ. Tôi tròn mắt ngạc nhiên vì cách đó chừng vài trăm mét là chợ Tân Thành rộng rãi mà dường như chưa bao giờ sử dụng hết công năng (tức là  thừa nhiều chỗ cho người ngồi bán), vậy mà... Tiếp mạch chuyện, cô chủ quán cho biết thêm: Không gian đẹp thật đấy nhưng buổi sáng và chiều muộn là nơi bán gà, vịt, cua, cá... Ai có nhu cầu người bán sẽ mổ luôn tại chỗ, vì vậy, đoạn đường này luôn trong tình trạng ô nhiễm, mất vệ sinh.

 

Chưa hết ngạc nhiên này lại đến ngạc nhiên khác, khi rảo bước qua khu mặt tiền của Sở LĐ-TB&XH cũ  (nay là trụ sở của Hội CCB tỉnh) tôi bắt gặp chị hàng cá đang nhoay nhoáy mổ, cắt, nước rửa cá xả vô tư ra lề đường. Nhìn quanh thấy khoảng không gian nhỏ ấy không chỉ có chị hàng cá mà còn có cả mấy hàng rau, quả, thịt, dưa, cà… tôi chợt ngộ ra rằng: Lại một khu “chợ bóp” mới phát sinh. Tiện lợi cho những người nội chợ tránh nắng, tránh mưa, tiết kiệm thời gian đi lại… nhưng thực sự ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

 

Trao đổi sự việc này với đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBMTTQ TP Hòa Bình được biết: Các khu chợ tự phát trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều. Điều này cán bộ mặt trận chúng tôi biết rõ bởi đó là luồng ý kiến được nhắc đến nhiều nhất trong các cuộc tiếp xúc cử tri  của HĐND các cấp mà hệ thống MTTQ là đơn vị tổ chức. Là thành viên BCĐ phong trào xây dựng văn minh đô thị, xây dựng NTM, MTTQ phối hợp với các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động giải tỏa các khu chợ này, tuy nhiên, việc làm cứ như “bắt cóc bỏ đĩa” vậy.

 

Nhằm mục đích đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông, mỹ quan đô thị…, lực lượng quản lý đô thị thường xuyên đi tuần để cưỡng chế, giải tỏa. Tuy nhiên dường như mức xử phạt từ 30.000 - 50.000 đồng đối với các hành vi chiếm dụng hè phố, lòng đường gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố (theo Nghị định số 146 của Chính phủ) xem ra chưa đủ mạnh đối với những xe hàng rong, chợ tự phát đang phát triển ngày càng nhiều trên đường phố. Thêm nữa, người mua muốn được tiện lợi, chỉ cần đỗ xe ngay dưới lòng, lề đường đã có thể mua được mớ rau, con cá. Còn người bán (hầu hết là những người buôn bán nhỏ) thì rõ ràng chỉ cần bán được hàng, bán đắt hàng mà ít quan tâm tới các hệ lụy phía sau. 

 

Hiện, thành phố đang tập trung thực hiện nếp sống văn minh đô thị để hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh nhưng thực sự vẫn đang loay hoay với công tác quản lý trật tự đô thị mà chợ tự phát là một trong những mối tơ khó gỡ. Để đồng hành cùng chính quyền các cấp trong việc dẹp bỏ chợ tự phát, xây dựng, giữ gìn văn minh đô thị, cử tri và nhân dân ở các xã, phường (TP Hòa Bình) đã tham góp ý kiến: Ngoài những biện pháp mạnh phải thực thi nhằm dẹp bỏ chợ di động, chợ tự phát thì vấn đề quy hoạch chợ truyền thống như thế nào thuận tiện cho cả người mua lẫn người bán là điều mà các cấp chính quyền cần phải quan tâm. Có chiến lược bài bản từ khâu quy hoạch, xây dựng, quản lý chợ như thế nào để thu hút nhân dân vào chợ mua - bán, đồng thời có chế tài xử lý đủ mạnh đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm… Đó sẽ là “chiếc bàn là” hữu dụng xóa đi nếp gấp trên tiến trình xây dựng văn minh đô thị.

 

 

                                                                   Thúy Hằng

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục