(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh cấy được 23.421 ha. Hiện tại, lúa mùa trà sớm đứng cái - phân hóa đòng; chính vụ cuối đẻ nhánh - đứng cái; trà muộn đẻ nhánh rộ. Nông dân các huyện, thành phố tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho lúa. Toàn tỉnh cơ bản làm xong cỏ đợt 1 cho 100% diện tích gieo cấy và làm cỏ đợt 2 gần 5.000 ha.
Tuy nhiên, theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, hiện, một số địa phương đã xuất hiện tình hình sâu bệnh. Huyện Kỳ Sơn xuất hiện tập đoàn rầy gây hại rải rác trên các trà lúa; sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác trên trà sớm, chính vụ và bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện gây hại cục bộ tại các ổ bệnh cũ. Huyện Mai Châu ốc bươu vàng gây hại chủ yếu trên diện tích lúa mùa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Huyện Lạc Thủy, Yên Thủy xảy ra bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ gây hại cục bộ. Tại các huyện Yên Thủy, Mai Châu và TP Hòa Bình bọ xít đen gây hại cục bộ, dòi dục nõn, bọ trĩ, sâu đục thân hại rải rác…
Trước tình hình dịch hại trên lúa mùa, ngành Nông nghiệp đề nghị các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện những giải pháp đã nêu tại các văn bản chỉ đạo của ngành về tăng cường gieo cấy, chăm sóc lúa mùa và cây màu vụ hè thu 2016 và việc điều tra phát hiện dự tính, dự báo cây trồng. Đồng thời, các địa phương tích cực chỉ đạo việc chăm sóc, làm cỏ, bón phân thúc đón đòng kịp thời cho lúa. Đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến cáo nông dân áp dụng chế độ tưới ẩm (khô - ướt xen kẽ hàng tuần) trong giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh để tiết kiệm nguồn nước tưới cho giai đoạn về sau. Đối với ruộng bị bệnh vàng lá, nghẹt rễ cần tiến hành tháo cạn nước, làm cỏ sục bùn, bổ sung phân lân, vôi, phân chuồng hoai mục rồi cho nước vào. Khi lúa đã ra lá non thì bón thêm đạm để cây phát triển...
P.V
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.