(HBĐT) - Nhờ chương trình xây dựng mới, bộ mặt làng quê của xã Xuân Phong (Cao Phong) đã có những đổi thay tích cực, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Thế nhưng, để có những bước tiến nhanh hơn, Xuân Phong cần sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa bởi lộ trình về đích còn lắm gian nan với những tiêu chí khó thực hiện.
Hệ thống mương thủy lợi ở xã Xuân Phong (Cao
Phong) mới cứng hóa khoảng 40%, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con. ảnh
chụp tại xóm Rú 6.
Xuân Phong là xã 135 gồm có 12 xóm, 814 hộ dân,
trên 3.600 nhân khẩu. Với xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó
khăn nên đến nay, xã mới chỉ hoàn thành 9/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM (gồm:
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên,
ANTT, chợ, bưu điện, văn hóa, giáo dục, hình thức TCSX). Đồng chí Bùi Văn Diêng,
Chủ tịch UBND xã cho biết: Do không phải xã điểm nên hàng năm, Xuân Phong chỉ
được đầu tư 400 triệu đồng từ nguồn vốn của chương trình xây dựng NTM. Nguồn
vốn này được xã tập trung vào cứng hóa hệ thống đường giao thông liên xóm, nội
xóm. Nhờ đó, hệ thống giao thông đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao
thương hàng hóa của bà con trong xã. Đây cũng là tiêu chí mà xã Xuân Phong đang
nỗ lực thực hiện, dự kiến hoàn thành trong năm 2017 theo đúng mục tiêu đã đề
ra.
"Đường giao thông ở các xóm cơ bản thuận lợi đã tạo
điều kiện để bà con đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Năm
2015, thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng, đến năm 2016, tăng lên 18 triệu
đồng/người/năm. Cùng với giao thông, hệ thống điện lưới quốc gia đã đến tất cả
các khu dân cư, xã cũng đã đạt tiêu chí về điện. Việc hoàn thiện những hạ tầng
này đã tạo nền tảng để bà con từng bước xóa nghèo”, đồng chí Chủ tịch UBND xã
chia sẻ.
Từ xóm Rú 6 đến xóm Cạn 1, con đường liên xóm, nội xóm
đã được cứng hóa. Xóm Cạn 1 có trên 90 hộ dân, trong năm vừa rồi bà con hưởng
niềm vui lớn khi đường nội xóm được bê tông hóa thuận lợi. ông Bùi Văn Thọn,
người dân trong xóm cho biết: "Giờ đường được bê tông sạch đẹp rồi, chỉ còn hơn
100 mét đường đất nữa thôi. Khi chưa được cứng hóa, vào mùa mưa đi lại cực khổ
lắm, đường trơn trượt, toàn bùn đất. Người dân chúng tôi mong Nhà nước quan tâm
đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng để đảm bảo nước phục vụ sản xuất”.
Thời điểm này, bà con xóm Cạn 1 cùng các xóm trong xã
Xuân Phong đang tập trung gieo cấy vụ mùa. Do đang là thời điểm mùa mưa nên
ruộng của bà con đều đủ nước gieo cấy. Thế nhưng, có thể thấy, hệ mương tưới
tiêu được cứng hóa ở xã này còn khá khiêm tốn. Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã,
số mương kiên cố mới đạt khoảng 40%. Về đập chứa nước, mới chỉ có 1 đập được
kiên cố, còn trên 10 đập khác đã xuống cấp.
Để nâng cao thu nhập, những năm qua, nông dân xã Xuân
Phong đã có nhiều hướng phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả kinh tế thiết
thực. Cây mía ép nước đang giữ vai trò chủ lực với diện tích 224 ha. Cùng với
đó, các loại cây có múi như cam, bưởi cũng được chú trọng. Hiện, xã có trên 90
ha cây có múi, trong đó khoảng 10 ha đã cho thu hoạch. Theo chia sẻ của đồng
chí Chủ tịch UBND xã, bà con vẫn chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật về trồng và
chăm sóc cây có múi. Thêm nữa, để phát triển loại cây này cần phải có vốn đầu
tư lớn, điều này trở thành trở ngại khiến cây trồng này chưa tạo được bước đột
phá thực sự.
"Mục tiêu của xã Xuân Phong là mỗi năm đạt từ 1 - 2
tiêu chí, phấn đấu đến năm 2021 về đích NTM. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã
còn trên 54%, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã để cán đích theo đúng lộ trình. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ hơn nữa
về sản xuất, nhất là mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cho bà con”, đồng chí Bùi
Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã bày tỏ.
Viết
Đào
(HBĐT) - Năm 2016, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được triển khai, thời gian kết thúc là năm 2021. Huyện Cao Phong là 1 trong 5 địa phương trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ chương trình. Tuy nhiên, gần 7 tháng sau khi chương trình kết thúc, người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 89/CĐ-BCH về việc ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 01 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến, việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay, 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là Chaba.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định, năm nay, thiên tai sẽ khốc liệt, khó lường, không theo quy luật và mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Thực tế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan mà vài chục năm qua chưa từng có, trong đó, những đợt mưa to đến rất to xảy ra nhiều lần ngay từ đầu mùa hè là điển hình. Mưa nhiều, nước thượng nguồn đổ về lớn khiến Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) phải xả lũ trước mùa mưa là việc chưa có trong tiền lệ.