(HBĐT) - Do đợt mưa lớn kéo dài với cường suất lớn, nước lũ tại các sông, suối, tình trạng sạt lở đất, đá đồng loạt trên địa bàn tỉnh đã làm ngập úng, sạt lở, ách tắc giao thông, thiệt hại lớn về người và tài sản, diện tích hoa màu, công trình giao thông thủy lợi…
Chấm dứt đợt mưa bão, mực nước tại sông Bôi đang
xuống chậm
Về người, tổng số người chết, bị thương và mất tích 41 người, trong đó 33
người chết và mất tích, 8 người bị thương. 1.074 hộ dân được cứu hộ và di dời
đến nơi an toàn. Hầu hết các khu vực ngập lụt là khu đất canh tác, một số khu
vực dân cư ngập cục bộ như ở Lương Sơn, Yên Thủy hiện không còn bị cô lập. Một
số khu dân cư thuộc các xã vùng cao huyện Đà Bắc, các xã dọc tuyến đường 438A,
435B của huyện Lạc Thủy vẫn còn phải cứu trợ. Các công trình thủy lợi hồ chứa
hầu hết trong tình trạng xả tràn, hàng chục công trình đập dâng, kênh, mương bị
xói lở, cuốn trôi và hư hỏng. Sơ bộ toàn tỉnh có trên 1.000 ngôi nhà bị sạt lở,
ngập lụt, hư hỏng. Đặc biệt tại huyện Đà Bắc 32 nhà bị sập hoàn toàn và lũ cuốn
trôi, 85 nhà bị sạt lở đất. 100% diện tích lúa và hoa màu bị ảnh hưởng, trong
đó hơn 10.000ha bị ngập hoàn toàn. Lũ cuốn trôi khoảng 540ha diện tích nuôi
trồng thủy sản. Tại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông liên xóm, xã
xuất hiện hàng nghìn điểm sạt lở, ngập úng. Ước tổng thiệt hại của đợt mưa lũ
tính đến thời điểm hiện tại là 802 tỷ, 276 triệu đồng.
Công tác khắc phục hậu quả đang được
gấp rút triển khai. Từ ngày 14/10 trên địa bàn tỉnh đã chấm dứt đợt mưa, mực
nước trên các sông, suối đang xuống chậm. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo ứng phó, tập
trung tìm kiếm người mất tích. Với các khu vực phải di chuyển, các cấp chính
quyền tiếp tục di dân, cứu hộ nhà cửa bị hư hỏng di chuyển đến nơi an toàn. Đối
với giao thông, đường 433 đã thông tuyến đến km70, đường QL6 đoạn qua ngã ba
Tòng Đậu (Mai Châu) đã giao thông được nhưng còn khó khăn do nước chưa rút hết.
Bùi Minh
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.