(HBĐT) - "Đã chính thức bước vào mùa khô, bắt đầu xuất hiện những nguy cơ cháy rừng thường trực. Các cấp ủy, chính quyền và người dân cần đề cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm "4 tại chỗ”, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh lửa rừng khi mới phát sinh, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững” - Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh.



Lực lượng kiểm lâm TP Hòa Bình triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Sủ Ngòi.

Tỉnh ta có tổng diện tích tự nhiên 460.869 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 70%. Công tác quản lý baot vệ rừng (QL&BVR), PCCCR được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả, phát huy được phương châm "4 tại chỗ” trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy phát sinh. Năm 2017, cả tỉnh xảy ra 2 vụ cháy rừng, được xử lý kịp thời, không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhận thức của người dân, các chủ rừng đã nâng lên. Người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng trong việc xử lý thực bì, đốt nương rẫy theo quy trình, có giờ giấc. Việc xây dựng đường băng cản lửa cũng góp phần phòng ngừa các nguy cơ cháy rừng lan rộng. Đối với rừng sản xuất, người dân quản lý khá tốt. Rừng tự nhiên đã tổ chức quản lý theo cộng đồng dân cư, có xây dựng hương ước quản lý, bảo vệ, chất lượng rừng được nâng lên cũng hạn chế nguy cơ cháy rừng. Nhờ đó, mật độ che phủ rừng của tỉnh đạt 51,8% (tính cả diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp).

 Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, phức tạp, nguy cơ cháy rừng luôn thường trực. Nhất là ở các khu vực rừng vùng giáp ranh với các tỉnh bạn, khu vực núi đá nhiều lau lách, khu vực có thảm thực vật dày, khu vực cỏ tranh, lau lách, tồn tại các hoạt động sản xuất, phát nương, làm rẫy, dùng lửa rừng không đúng quy định, săn bắt ong... cũng rất dễ xảy ra cháy rừng và khó kiểm soát. Trong đó các khu vực được xác định có nguy cơ gồm: nguy cơ rất dễ cháy là các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc; dễ cháy là các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình; các huyện còn lại có khả năng cháy.

 Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm cho biết: Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh triển khai phương án PCCCR mùa khô năm 2017-2018, nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác PCCCR, QL&BVR, tiếp tục vận hành phương châm " 4 tại chỗ”, lấy phòng ngừa là chính. Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 1938 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời, chính xác điểm cháy rừng, củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR. Lực lượng chức năng đang tham mưu xây dựng, rà soát bổ sung phương án PCCCR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tham mưu kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp, rà soát, bổ sung các phương án PCCCR sát với thực tế. Củng cố 1830 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR với trên 12.000 người tham gia, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ở tình trạng tốt nhất để có thể huy động xử lý, ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng phát sinh. Tập trung rà soát, điều chỉnh phương án bảo vệ rừng, PCCCR của các cấp, các chủ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện, trang bị phù hợp với các vùng trọng điểm không để xảy ra cháy rừng. Đôn đốc các huyện, xã, các chủ rừng, thực hiện nghiêm túc các phương án bảo vệ rừng, PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện tốt các quy định QL&BVR, PCCCR. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin cảnh báo cháy rừng, duy trì ứng trực PCCCR theo cấp dự báo cháy rừng, tổ chức ứng trực 24/24 giờ trong những tháng cao điểm của mùa khô để sẵn sàng phát hiện và xử lý nhanh những đám cháy rừng khi mới phát sinh, hạn chế cháy lan.

 Trong công tác PCCCR cần quản lý chặt chẽ hoạt động săn bắt ong, đốt than… nghiêm cấm mọi hình thức dùng lửa trong rừng. Các xã có rừng hướng dẫn người dân đốt nương đúng quy trình trên các khu vực đã quy hoạch, tuyệt đối không đốt nương, xử lý thực bì trong điều kiện thời tiết hanh khô cao và có gió. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu nguồn vật liệu cháy, làm vệ sinh, mang vật liệu cháy ra khỏi rừng làm giảm nguy cơ cháy rừng. Những khu vực xung yếu cần tổ chức làm, xây dựng, tu bổ đường băng cản, hạn chế cháy lan. Trong công tác PCCCR năm nay, tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ba lực lượng là kiểm lâm, quân sự và công an để triển khai công tác QL&BVR, PCCCR đạt hiệu quả.

 


Lê Chung

 


Các tin khác


Thủ tướng gửi công điện chỉ đạo ứng phó khẩn cấp bão số 14

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14.

Cần tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện

(HBĐT) - Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong thời gian từ năm 2016 - 2020. Là một trong các tỉnh được tham gia dự án, Hòa Bình đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với đặc thù là dựa trên kết quả - tức là nguồn vốn sẽ được giải ngân dựa vào kết quả thực hiện, Chương trình thực sự là một thách thức đối với tỉnh ta trong bối cảnh khó khăn về huy động các nguồn lực tài chính.

Huyện Kỳ Sơn hạn chế khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có hàng chục dự án đang được triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPBM). Nhiều năm nay, huyện đã tập trung, thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị của công dân liên quan tới thu hồi đất, GPMB, giải quyết những phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần ổn định, thúc đẩy KT-XH. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Minh cho biết.

Sau mưa lũ, hàng loạt giải pháp thúc đẩy KT – XH những tháng cuối năm

(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 09 đến 12/10/2017, huyện Đà Bắc đã bị thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Thống kê mưa lũ đã làm 06 người chết, 05 người mất tích, 09 người bị thương; sập hoàn toàn và cuốn trôi 51 nhà; sạt lở đất vào 325 nhà; 560 hộ dân sống ở vùng nguy hiểm cần di dời khẩn cấp; vùi lấp hàng trăm ha ruộng lúa, ngô, sắn, cây màu; cuốn trôi hàng trăm con gia súc, hàng ngàn con gia cầm và nhiều tài sản của nhân dân; hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, viễn thông, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa và các công trình công cộng khác bị sạt lở, vùi lấp, tàn phá và hư hỏng nặng nề.

Cấp thiết thay thế “bẫy điện” ở xã Phú Lương

(HBĐT) - Rợn người - hai từ để diễn tả cảm xúc khi chứng kiến hệ thống đường dây điện tự kéo ở nhiều xóm của xã Phú Lương (Lạc Sơn). Suốt nhiều năm qua, bà con xã nghèo này luôn mong mỏi sớm có đường dây điện đảm bảo được xây dựng để thoát khỏi cảnh "cõng” điện xa cả cây số.

Xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không đạt kế hoạch đề ra

(HBĐT) - Tháng 12/2016, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 36 về "Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình năm 2017”, trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục